Thế giới

2020 là năm châu Á hứng chịu thời tiết nóng kỷ lục

ClockThứ Tư, 27/10/2021 08:18
TTH.VN - Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (COP 26), Liên Hiệp quốc ngày 26/10 cho biết năm 2020 là năm châu Á hứng chịu và trải qua thời tiết khắc nghiệt nhất lịch sử, trong đó thời tiết chính là lý do gây thiệt hại nặng nề cho sự phát triển của lục địa.

Đổi mới - bài học từ các quốc gia thông minh nhất châu ÁKinh tế châu Á hứng chịu sức nóng của thời tiết khắc nghiệtThời tiết khắc nghiệt ở châu Á đe dọa an ninh lương thực toàn cầuThổ Nhĩ Kỳ sẽ phê chuẩn Hiệp định Paris về biến đổi khí hậuLũ lụt ở châu Âu - minh chứng cho thấy cần cắt giảm khí thải

Cả thế giới, trong đó có châu Á đang chịu ảnh hưởng sâu rộng của hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN/Vietnam+

Trong báo cáo Thường niên về Khí hậu ở châu Á, Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hiệp quốc (WMO) cho biết, mọi nơi trong khu vực đều bị ảnh hưởng.

Cụ thể, WMO thông tin: “Các tác động của thời tiết khắc nghiệt và biến đổi khí hậu trên khắp châu Á vào năm 2020 đã gây ra thiệt hại về nhân mạng cho hàng nghìn người, buộc hàng triệu người phải di dời và gây tổn thất lên đến hàng trăm tỷ USD, đồng thời cũng gây thiệt hại nặng nề cho cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái. Sự phát triển bền vững đang bị đe dọa, với tình trạng mất an ninh lương thực và nước, cũng như xuất hiện các nguy cơ về sức khỏe và suy thoái mô trường đang ngày càng gia tăng”.

Báo cáo được đưa ra chỉ vài ngày trước thềm hội nghị COP 26 – Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp quốc về Biến đổi khí hậu diễn ra tại Glasgow từ ngày 31/10 – 12/11.

Trong một thông tin có liên quan, báo cáo của WMO cũng chỉ ra tổng thiệt hại trung bình hằng năm do các hiểm họa liên quan đến khí hậu.

Trung Quốc ước tính tổn thất 238 tỷ USD, theo sau đó là Ấn Độ với mức tổn thất 87 tỷ USD, Nhật Bản với 83 tỷ USD và Hàn Quốc với 24 tỷ USD.

Song khi xem xét về quy mô nền kinh tế, thiệt hại trung bình hằng năm dự kiến sẽ tương đương 7,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Tajikistan; 5,9% đối với Campuchia và 5,8% đối với Lào.

Sự thay đổi kéo dài

Nhiệt độ và độ ẩm tăng được dự báo sẽ dẫn đến việc mất số giờ làm việc ngoài trời trên toàn châu lục với chi phí tiềm ẩn lên đến hàng tỷ USD.

“Các hiểm họa về thời tiết và khí hậu, đặc biệt là lũ lụt, bão và hạn hán đã và đang ảnh hưởng đáng kể đến nhiều quốc gia trong khu vực. Nhìn một cách tổng quan, những tác động này gây ra một thiệt hại đáng kể cho tiến trình phát triển bền vững trong tương lai dài hơi của khu vực”, Giám đốc WMO Petteri Taalas cho hay.

Nhiều đợt di dời liên quan đến thời tiết và khí hậu ở châu Á phải kéo dài, khiến người dân không thể trở về nhà hoặc hòa nhập với cuộc sống tại địa phương.

Vào năm 2020, lũ lụt và bão đã ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu dân ở châu Á.

Con số này thấp hơn mức trung bình hằng năm trong 2 thập kỷ qua (158 triệu người bị ảnh hưởng và khoảng 15.500 người tử vong). Đây là bằng chứng của sự thành công về hệ thống cảnh báo sớm ở nhiều quốc gia ở châu Á, với tỷ lệ khoảng 7/10 người được bảo vệ.

Trong một thông tin có liên quan, năm ấm nhất ở châu Á được ghi nhận có nhiệt độ trung bình cao hơn 1.39oC so với mức trung bình trong giai đoạn 1981 – 2010.

Nhiệt độ 38.0oC ghi nhận ở Verkhoyansk của Nga tạm thời là mức nhiệt cao nhất được biết đến ở bất kỳ thời điểm nào tại phía Bắc của Vòng Bắc Cực.

Sông băng bị thu hẹp

Cũng ghi nhận vào năm 2020, nhiệt độ bề mặt biển trung bình cao kỷ lục ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

Nhiệt độ bề mặt biển và sự ấm lên của đại dương trong và xung quanh châu Á đang tăng hơn mức trung bình toàn cầu.

Cụ thể, nước biển ấm hơn gấp 3 lần so với mức trung bình, ghi nhận tại biển Ả Rập và một số khu vực của Bắc Băng Dương.

Mức tối thiểu của băng ở biển Bắc Cực (sau khi tan chảy vào mùa hè) vào năm 2020 là mức thấp thứ hai trong kỷ lục ghi bằng vệ tinh từ năm 1979.

Theo đó, tình trạng tan băng đang tăng tốc và dự kiến khối lượng sông băng sẽ giảm từ 20% đến 40% vào năm 2050, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh kế của khoảng 750 triệu người trong khu vực.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Return to top