ClockThứ Năm, 13/10/2022 09:33

Phát triển xà lách xoong ở vùng cao

TTH - Đến thôn Ra Đang, xã Hương Hữu, huyện Nam Đông, hỏi chàng dân quân trẻ Lê Quốc Hâng (19 tuổi) là không ai không biết. Bởi Hâng không những là một dân quân trẻ năng nổ, nhiệt tình giúp đỡ mọi người mà còn chí thú làm ăn, phát triển kinh tế.

Phụ nữ A Lưới làm du lịchVào rừng hái xà lách xoong

Hâng cùng mẹ thu hoạch rau xà lách xoong

Với lợi thế vườn nhà có con suối chảy qua, nguồn nước sạch trong veo, chàng trai trẻ Lê Quốc Hâng đã nảy ra ý định tìm giống rau xà lách xoong về trồng, phát triển kinh tế gia đình. Mô hình trồng xà lách xoong của Hâng tưởng làm chơi mà chỉ sau vài tháng đã “ăn thật”, đem lại thu nhập cao.

Là thanh niên vùng cao, cũng không được học hành đến nơi đến chốn, nhà chỉ có hai mẹ con nên dù tuổi còn nhỏ nhưng Hâng đã là lao động chính trong nhà. “Trước đây em đi làm thuê, ai thuê gì làm nấy, vừa làm thuê cho họ em vừa tham khảo các mô hình phát triển kinh tế gia đình. Bởi em nhận thấy ngay diện tích vườn tược của gia đình cũng là điều kiện thuận lợi để em phát triển kinh tế, nếu tìm được hướng đi đúng. Rồi một lần lên xã Thượng Quảng làm thuê, em thấy cây xà lách xoong mọc hoang ở dọc bờ suối phát triển rất tốt, đây lại là loài cây có giá trị dinh dưỡng cao và được nhiều người ưa chuộng nên em đã lấy giống về trồng thử ở con suối trong vườn nhà”, Hâng chia sẻ.

Điều Hâng không ngờ là cây xà lách xoong không những dễ trồng, phát triển nhanh mà lại cho hiệu quả. Cứ thế những lứa xà lách xoong thu hoạch chỉ cần đem ra chợ làng là được người dân mua hết. Nhận thấy đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với những loại cây trồng khác nên Hâng đã dần dần mở rộng diện tích trồng khoảng 1.000m2, dọc con suối.

Hâng cho biết, thu nhập từ trồng xà lách xoong mang về cho gia đình anh mỗi tháng trên dưới 15 triệu đồng. So với những cây màu khác thì giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều; công chăm sóc cũng khá dễ. Đặc biệt, cây phải được trồng trong những suối đá cuội không có rêu bám, có nguồn nước sạch chảy liên tục từ trên nguồn và không được bón bất cứ loại phân gì khác, cây chỉ sinh sống bằng nguồn khoáng chất có trong nguồn nước từ, cây được thu hoạch theo hình thức cuốn chiếu. Vì là rau sạch, hoàn toàn tự nhiên lại có giá trị dinh dưỡng cao nên được người dân rất ưa chuộng.

Theo Hâng, rau xà lách xoong có thể cho thu hoạch quanh năm, mùa thuận thì năng suất cao hơn. Rau xà lách xoong sau khi thu hoạch được thương lái tới tận nhà mua, hoặc Hâng đưa ra các chợ lân cận bán giá 20.000/kg.

Mô hình trồng xà lách xoong đã mang lại hiệu quả kinh tế, không chỉ có nguồn thu ổn định, giúp gia đình Hâng thực sự thoát nghèo mà từng bước làm giàu trên mảnh đất của mình. Hâng cho biết, hiện anh đang mở rộng thêm diện tích trồng rau xà lách xoong bởi vườn rau vẫn chưa cung cấp đủ cho nhu cầu trên địa bàn.

Có được thu nhập từ cây xà lách xoong, Hâng đã có thêm nguồn vốn để cải tạo đất vườn, trồng thêm các loại cây trồng khác như dứa, chuối và chăn nuôi heo, bò, để từng bước phát triển kinh tế gia đình.

Anh Hồ Văn Trường, Chỉ huy phó, Ban CHQS xã Hương Hữu cho biết: Lê Quốc Hâng là một dân quân trẻ gia đình khó khăn, nhưng Hâng luôn chăm chỉ vượt khó và có ý chí thoát nghèo, là tấm gương sáng cho anh em dân quân địa phương cũng như thanh niên trong vùng noi theo. Không chỉ có nghị lực thoát nghèo, chịu khó học hỏi làm ăn phát triển kinh tế mà Hâng cũng rất tích cực trong các hoạt động, phong trào, luôn hòa đồng và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Bài, ảnh: THẢO VY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

TIN MỚI

Return to top