ClockThứ Bảy, 17/09/2022 23:23

Vào rừng hái xà lách xoong

TTH.VN - Một số người tận dụng khe, suối chảy tự nhiên, gom xà lách "dặm" hai bên dòng để cây phát triển và thu hái. Có những suối xà lách kéo dài hơn 1km trong rừng sâu, vừa góp phần tạo nguồn thực phẩm tự nhiên, vừa giúp người dân có thêm thu nhập.

Hương Trà: Hướng đến sản xuất nông nghiệp an toàn, tạo lợi thế cạnh tranhMùa rau chẵn lẻRau rừng của mệ

Khơi thông dòng chảy để rau phát triển

Tuy là rau dại, song xà lách xoong có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều chất có lợi cho tim mạch, hàm lượng khoáng chất và vitamin K chống loãng xương, chất chống oxy hóa cao… Loại cây này còn được dùng như một loại thuốc hỗ trợ trị các bệnh ngoài da, thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp, trị giun, lợi tiểu… Một thời, loại rau này được xem là thực phẩm giàu dinh dưỡng của người nghèo.

Tại vùng cao A Lưới, xà lách xoong là đặc sản rau rừng, tuy nhiên không phải lúc nào mua cũng có. Loại rau này mọc trong các khe suối nước chảy ở rừng sâu. Rau có màu xanh nhạt, thân nhỏ, lá nhỏ, giòn, nhiều rễ con… khác hẳn với loại xà lách xoong được canh tác ở một số vùng.

Do cây mọc hoang nên một số người đi rừng chỉ thu hái được vài bó bán cho khách quen đặt trước với giá 15.000 đồng/bó cỡ 250-300gr. Một số người người tận dụng suối nước chảy tự nhiên, gom xà lách dại "dặm" ở hai bên dòng để cây phát triển và thu hái. Có những suối xà lách xoong kéo dài hơn 1km trong rừng sâu, vừa góp phần tạo nguồn thực phẩm tự nhiên, vừa giúp người dân có thêm thu nhập.

Tại đồi A Bia (Đồi thịt băm) ở xã Hồng Bắc, huyện A Lưới, một vài người dân xây dựng vùng xà lách xoong riêng của gia đình. Hàng ngày, họ dọn sạch rác rều ở khe suối, dùng đá chèn các đám rau sau khai thác vào vị trí mới để rau có điểm tựa phát triển. Như hộ ông Nguyễn Văn Khưa làm một căn chòi nhỏ trong rẫy sâu, ở lại chăm sóc và hái rau hàng ngày. Mỗi mùa, thu hoạch từ xà lách xoong mọc ven suối mang lại cho ông Khưa 5-6 triệu đồng.

Cùng Thừa Thiên Huế Online vào rừng hái xà lách xoong với người dân:

Từ đường đồi A Bia đi vào rừng sâu thêm 2km, địa hình dốc khúc khuỷu mới đến vùng có xà lách xoong

Phụ nữ thường nai nịt, mang ủng để dễ di chuyển đường rừng, vượt suối

Mùa thu hoạch loại rau dại này bắt đầu từ tháng 5-6 và kết thúc vào khoảng tháng 9-10

Xà lách xoong hay mọc ở vùng nước sạch, trong, dòng chảy vừa phải 

Vừa thu hoạch, vừa dặm thêm rau mới để dự nguồn cho đợt sau

Bà con thường dùng liềm và mang theo bao đựng gạo thuận tiện cho việc hái, mang sản phẩm ra khỏi rừng

Suối rau nhà ông Khưa có ngày thu hoạch được 30-40 bó, mang lại nguồn thu đáng kể

Rửa, phân loại, chọn lọc rau ngay tại suối 

Hồ Hải Duy, học sinh lớp 11 phụ giúp ông ngoại hái rau kiếm thêm thu nhập cho gia đình

Rau thường được bỏ mối cho các quán ăn và khách quen dặn trước, chỉ có số ít bày bán ở chợ thị trấn A Lưới

Clip Hái xà lách xoong trong rừng

T.Ninh - M.Trúc (Thực hiện)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa

Trên địa bàn huyện A Lưới hiện có 109 hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) sản phẩm từ thịt bò và chăn nuôi bò được Hội Nông dân (HND) huyện cấp quyết định sử dụng nhãn hiệu “Thịt bò vàng A Lưới”.

Để “Thịt bò vàng A Lưới” vươn xa
Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro

Trẻ vị thành niên, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu kỹ năng sống, thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, tình dục và giới tính dễ dẫn đến nhiều rủi ro, hệ lụy. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, địa phương, trường học huyện Phú Lộc, A Lưới nâng cao kiến thức cho các em về vấn đề này.

Sức khỏe sinh sản - Có kiến thức, hạn chế rủi ro

TIN MỚI

Return to top