ClockThứ Ba, 03/12/2024 15:38

Mô hình mới trên đất Quảng Nhâm

TTH - Với điều kiện thổ nhưỡng giàu dinh dưỡng và khí hậu đặc trưng của vùng núi A Lưới, xã Quảng Nhâm đã được chọn là một trong những địa bàn trọng tâm để phát triển vùng trồng dược liệu. Trong tổng diện tích 210ha của dự án tại huyện, xã Quảng Nhâm chiếm 60ha, trong đó cây gấc đóng vai trò chủ lực.

Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho người dân biên giớiCô bé người đồng bào vươn ra “biển lớn”

 Mô hình trồng cây dược liệu giúp cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và thúc đẩy kinh tế nông nghiệp bền vững tại huyện A Lưới

Cuối tháng 8 vừa qua, anh Nguyễn Hải Teo ở thôn Pi Ây 2, xã Quảng Nhâm chính thức khởi động mô hình trồng gấc thí điểm trên diện tích 3ha. Đây là một phần trong dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý, được triển khai bởi Công ty TNHH Sản xuất Thương mại La San và chính quyền địa phương, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững tại vùng miền núi khó khăn.

Gia đình anh Nguyễn Hải Teo là một trong những hộ đầu tiên tham gia mô hình thí điểm trồng gấc, với sự hỗ trợ toàn diện từ dự án. Anh được cung cấp giống gấc chất lượng cao, phân bón hữu cơ và được hướng dẫn kỹ thuật trồng theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Ngoài ra, hệ thống tưới tiêu hiện đại cũng được đầu tư nhằm đảm bảo tiết kiệm nước và tối ưu hóa năng suất. Sau 3 tháng xuống giống, đến nay, cây gấc đã phát triển được hơn 2 mét.

Anh Hải Teo chia sẻ: “Gia đình tôi được hỗ trợ giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật. Cây gấc không khó chăm sóc, giá trị kinh tế khá cao nhờ nhu cầu thị trường lớn. Tôi hy vọng mô hình này sẽ giúp ổn định nguồn thu nhập của gia đình”.

Được chủ trì bởi Công ty TNHH Sản xuất Thương mại La San và sự hợp tác từ nhiều đối tác chiến lược, dự án có quy mô lớn với tổng diện tích 215ha, trong đó 210ha dành cho vùng trồng dược liệu và 5ha để xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến và bảo quản dược liệu. Tổng mức đầu tư dự án hơn 224 tỷ đồng, bao gồm cả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn vay và vốn của các thành viên tham gia liên kết.

Tại xã Quảng Nhâm, với diện tích 60ha được phân bổ để trồng các loại cây dược liệu quý như gấc, trà hoa vàng và bảy lá một hoa. Đây là những loại cây có giá trị kinh tế cao, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về thực hành tốt nuôi trồng và chế biến dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO.

Theo ông Nguyễn Hải Đăng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại La San, mỗi ha gấc có thể mang lại thu nhập từ 70-100 triệu đồng mỗi năm, gấp đôi so với các loại cây truyền thống như lúa và ngô. Bên cạnh lợi ích kinh tế, mô hình còn góp phần nâng cao nhận thức của người dân về nông nghiệp bền vững, bảo vệ tài nguyên đất và giảm thiểu tình trạng thoái hóa đất canh tác.

“Cây gấc là sản phẩm chiến lược của dự án. Chúng tôi đảm bảo hỗ trợ nông dân từ trồng trọt đến tiêu thụ, giúp bà con phát triển kinh tế bền vững”, ông Nguyễn Hải Đăng nhấn mạnh.

Dự án trồng cây dược liệu tại xã Quảng Nhâm là một phần trong chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Với sự hỗ trợ từ chính quyền và sự tham gia của cộng đồng, mô hình trồng cây dược liệu giúp cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và thúc đẩy kinh tế nông nghiệp tại A Lưới phát triển bền vững.

Bà Nguyễn Thị Thanh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới cho hay: “Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng sự đa dạng sinh học, huyện miền núi A Lưới đã trở thành điểm đến của dự án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý. Dự án này hiện nay đã được triển khai tại xã Quảng Nhâm, sắp tới sẽ triển khai tại xã Hồng Bắc và A Roàng, không chỉ góp phần bảo tồn nguồn gen thực vật, mà còn thúc đẩy kinh tế địa phương, tạo cơ hội việc làm và cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số”.

Bài, ảnh: Bạch Châu
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

TIN MỚI

Return to top