ClockThứ Tư, 25/08/2021 06:14

A Lưới tìm hướng phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng

TTH - Từ thực tế thu hút khách du lịch và nhu cầu sản phẩm lưu niệm, huyện A Lưới hướng đến sẽ phát triển các mặt hàng, sản phẩm, quà lưu niệm mang dấu ấn vùng cao.

Phát triển sản phẩm măng tre A Hum theo chuỗi giá trị

Mô hình Sao La - sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu huyện A Lưới năm 2021

Giải bài toán thiếu hàng lưu niệm

Có mặt ở các phiên chợ vùng cao A Lưới trước đợt dịch, chúng tôi thấy được sức hút khách hàng từ những gian hàng nông sản, sản phẩm đặc trưng của A Lưới. Chị Lê Thị Nga, một vị khách bày tỏ thắc mắc với chủ gian hàng địa phương kèm theo sự luyến tiếc: “Sao không có những món quà lưu niệm đặc trưng. Tôi nghĩ chắc khách phương xa nào cũng muốn mua”.

A Lưới có nhiều loại quà có thương hiệu để khách mua về, trong đó có mật ong rừng, gạo ra dư, chuối già lùn, vải zèng nhưng dường như vẫn còn thiếu sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng của vùng cao.

Huyện A Lưới chú trọng đầu tư phát triển du lịch, xem đó là một trong bốn đột phá chiến lược giai đoạn 2020 – 2025. Nhìn vào những con số thống kê về du lịch sẽ thấy, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, dù ảnh hưởng dịch bệnh (có một số đợt các điểm du lịch phải dừng đón khách) nhưng tổng lượt khách là 20.300 lượt, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020; tỷ lệ khách lưu trú chiếm khoảng 20% (ước khoảng 4.600 lượt khách), tăng 10% so với năm 2020. Khách ngày càng biết và tìm đến A Lưới, đồng thời nhu cầu về quà, sản phẩm lưu niệm cũng tỷ lệ thuận.

Theo một số chuyên gia về du lịch, sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch là một trong những yếu tố góp phần tăng sức hấp dẫn, khuyến khích chi tiêu và quảng bá hình ảnh du lịch hiệu quả. Thực tế chứng minh, phát triển các sản phẩm lưu niệm phong phú, đa dạng sẽ kéo dài thời gian lưu trú của khách, từ đó mang lại hiệu quả, lợi nhuận cao. Đây là hướng mở triển vọng để các cấp, các ngành và địa phương quan tâm phát triển du lịch.

Tại huyện A Lưới - nơi có nhiều đặc sắc văn hóa dĩ nhiên không thiếu ý tưởng để sản phẩm hàng lưu niệm. Kết quả triển khai bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu huyện năm 2021 đã minh chứng điều đó. Hội đồng bình chọn huyện A Lưới đã tiếp nhận 21 sản phẩm tham gia, chỉ riêng nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã có 17 sản phẩm: Con sao la; túi đựng Ipad; khăn trải bàn, rèm cửa trang trí; tấm vải dèng; vải zèng treo tường; ba lô; khăn quàng cổ; túi xách; búp bê… tất cả đều mang dáng dấp đặc trưng vùng miền.

Ông Bùi Viết Dũng, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện A Lưới thừa nhận, những sản phẩm trên nếu đầu tư bài bản, mở rộng sản xuất, có thể làm hàng lưu niệm, quà lưu niệm đặc trưng được khách ưa chuộng. “Vừa qua, những món đồ được tặng cho vài vị khách họ rất thích. Những sản phẩm lưu niệm nếu đưa ra thị trường có thể kết hợp làm sản phẩm du lịch và giải bài toán về hàng lưu niệm đặc trưng của A Lưới”, ông Dũng phân tích.

Tìm hướng đầu tư

Giữa ý tưởng và triển khai luôn có một khoảng cách. Tuy nhiên, trong 21 sản phẩm tham gia triển khai bình chọn, có đến 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu huyện năm 2021. Chưa nói đến những ý tưởng mới, việc đầu tư, phát triển cho những sản phẩm ấy được nhân rộng ra thị trường đã giải quyết nhu cầu về hàng lưu niệm đặc trưng của huyện A Lưới.

Tìm nguồn gốc của những sản phẩm, như con sao la hay khăn choàng cổ… đều thấy vai trò của tập thể là hợp tác xã, cơ sở sản xuất… Song, trên thực tế vẫn còn mang quy mô nhỏ, nguồn vốn ít. Các hợp tác xã còn hạn chế về năng lực, kỹ năng quản lý, chất lượng sản phẩm thiếu tính cạnh tranh.

Vấn đề trên có thể giải quyết, theo ông Nguyễn Quốc Thạnh, Phó Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, địa phương và ngành chức năng có thể tổ chức các khóa tập huấn nâng cao tay nghề, kỹ năng quản lý, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất vay vốn mở rộng quy mô. “Huyện cũng có đề án khôi phục và phát triển nghề truyền thống huyện A Lưới giai đoạn 2021 – 2025. Chúng tôi sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh để nhân rộng mô hình sản xuất hàng lưu niệm và đầu ra phát triển sản phẩm”, ông Thạnh nhấn mạnh.

Ngoài khâu vốn, vấn đề quảng bá cũng cần quan tâm. Việc phát triển sản phẩm lưu niệm không chỉ là một giải pháp kinh tế cho ngành tiểu thủ công nghiệp mà còn gắn với du lịch và giảm nghèo cho người dân địa phương. Vì vậy, cần có sự quan tâm, gắn kết các ban, ngành của huyện để tìm các chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển.

Điều quan trọng không kém là cần khuyến khích sản xuất sản phẩm lưu niệm ưu tiên dựa vào các làng nghề, sản phẩm đặc trưng của địa phương, sử dụng lao động địa phương. Nghiên cứu đổi mới mẫu mã bắt mắt, phong phú chủng loại đáp ứng nhu cầu du khách. Ngoài ra, cần xây dựng các điểm du lịch dựa trên các làng nghề phục vụ nhu cầu du khách. Về lâu dài, cần tạo điều kiện để các làng nghề, cơ sở sản xuất tham gia nhiều hơn các hội chợ thương mại, du lịch trong và ngoài tỉnh, nhằm tăng cường liên kết mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

TIN MỚI

Return to top