ClockThứ Năm, 06/04/2023 13:08

Đổi mới bắt đầu từ người thầy

TTH - Thực tiễn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới ở Thừa Thiên Huế cho thấy, đổi mới phải bắt đầu từ đội ngũ giáo viên trực tiếp đứng lớp.

Hướng đi nào cho hệ thống giáo dục ngoài công lập?Lo ngại khi lịch sử là môn học lựa chọn ở lớp 10

leftcenterrightdel
Truyền đạt kiến thức cho học sinh ở Trường tiểu học Trần Quốc Toản 

Cùng trò khám phá kiến thức

Năm học mới này, Chương trình GDPT mới sẽ tiếp tục triển khai ở các lớp 4 với bậc tiểu học; 8 với trung học cơ sở và lớp 11 với trung học phổ thông. Điểm nhấn của Chương trình GDPT mới là giáo viên và học sinh chuyển từ cách dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học tổ chức các hoạt động cho học sinh tự nghiên cứu. Không còn cảnh "thầy đọc trò chép", học sinh tiếp thu kiến thức một chiều như trước mà giáo viên thường xuyên tổ chức các hoạt động thực hành trên lớp để trò tự tìm hiểu, trao đổi và khám phá kiến thức.

Theo chia sẻ của nhiều giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học được xem là giải pháp then chốt để thực hiện Chương trình GDPT mới. Thầy cô phải nhiệt tình, có kiến thức, khả năng giảng dạy; có kỹ năng tổ chức hướng dẫn học sinh; có kỹ năng khai thác và sử dụng các đồ dùng dạy học; có năng lực tự thu thập thông tin phục vụ các yêu cầu dạy học. Giáo viên cũng phải xác định được những vấn đề đổi mới, xây dựng mục tiêu của bài học, giảm lý thuyết, tăng thực hành; làm cho học sinh biết tự học, tự vận dụng, biết hợp tác và chia sẻ; luôn liên hệ với thực tiễn đang thay đổi; tận dụng sự hỗ trợ của phương tiện dạy học…

“Giáo viên sẽ chấp nhận cả những phát biểu chưa đúng, chưa chính xác. Trên cơ sở đó, tiếp tục trao đổi, nhận xét và bổ sung cho học sinh. Học trò không bị gò ép theo hướng của giáo viên mà tự do suy nghĩ, sáng tạo. Giáo viên chỉ là người “chốt chặn” cuối cùng để bảo đảm học sinh hiểu đúng, hiểu đủ về kiến thức. Đây là điểm mới được đánh giá cao. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra yêu cầu các em phải thay đổi cách học, cần chủ động hơn trong quá trình học, lĩnh hội kiến thức”. Cô giáo Hồ Thị Thanh Vân, tổ Khoa học tự nhiên (KHTN) Trường THCS Huỳnh Đình Túc (TP. Huế) chia sẻ.

Trong khi đó, giảng viên Đặng Thị Thuận An, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế) cho hay: “Qua tập huấn triển khai chương trình mới, chúng tôi đã tổ chức nhiều hoạt động để thầy cô được trải nghiệm, nắm rõ hơn bản chất, nội dung của các phương pháp, kỹ thuật dạy học; phương pháp, công cụ kiểm tra, đánh giá và kết hợp một cách hợp lý trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, ngoài những đợt tập huấn do các trường sư phạm tổ chức, bản thân giáo viên ở phổ thông cũng cần có ý thức cao trong việc nâng cao nhận thức, nghiệp vụ sư phạm, tự đào tạo, tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của chương trình mới”.

Linh hoạt bố trí đội ngũ

Vừa qua, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổ chức giám sát “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”. Theo bà Nguyễn Thị Sửu, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, ngành giáo dục có sự chuẩn bị tốt, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các địa phương. Riêng đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn và được bổ sung thêm đáp ứng nhu cầu tăng lớp cũng như nâng cao tỷ lệ học 2 buổi/ngày. Tất cả giáo viên đều tham gia tập huấn sử dụng sách giáo khoa đúng bộ môn giảng dạy và bố trí công tác của nhà trường.

Số lượng giáo viên cơ bản đảm bảo đủ theo định mức quy định của Bộ GDĐT để triển khai chương trình mới. Tính đến năm học 2021-2022, Thừa Thiên Huế có 11.400 cán bộ giáo viên. Sở GD&ĐT đã giao quyền chủ động cho các trường trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục. Các trường cũng đã giao quyền chủ động cho giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy cá nhân, điều chỉnh các bài dạy, nội dung nhằm phát huy năng lực của người học đáp ứng mục tiêu theo chương trình mới. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng yêu cầu của Luật Giáo dục và phục vụ cho chương trình đổi mới. Đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông trên toàn tỉnh đạt chuẩn chiếm tỷ lệ 87,2%.

Một trong những khó khăn là giáo viên giảng dạy các môn tích hợp, các môn học mới theo chương trình giáo dục phổ thông mới. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở GD&ĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục chủ động bố trí linh hoạt, phù hợp với thực tiễn của đơn vị. Tỉnh cũng chỉ đạo ngành giáo dục bố trí đủ giáo viên dạy bộ môn tin học và ngoại ngữ theo Chương trình GDPT mới, đồng thời có kế hoạch rà soát biên chế từ năm học 2021-2022 để tuyển dụng giáo viên dạy hai bộ môn mới âm nhạc và mỹ thuật theo lộ trình.

Khó khăn trước mắt vẫn là điều kiện tạo động lực làm việc cho đội ngũ thầy cô. Dù đã có nhiều giải pháp nhưng đối với thầy cô vùng sâu, xa, vùng khó khăn, để có tính bền vững lâu dài, đặc biệt là giữ chân giáo viên gắn bó lâu dài với trường lớp, học sinh và bản làng, để giữ chân họ, gắn bó chăm lo cho sự nghiệp giáo dục ở đó thì còn đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa. Mong muốn của ngành giáo dục là có chính sách riêng đủ mạnh đối với đội ngũ giáo viên. Muốn nâng cao chất lượng người học đòi hỏi tâm huyết, sức lực của giáo viên cũng ngày càng nhiều.

Bài, ảnh: HUẾ THU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học
APEC 2025: Ưu tiên kết nối, đổi mới, thịnh vượng

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những thách thức như biến đổi khí hậu, chuyển đổi số và bất ổn kinh tế toàn cầu, Hàn Quốc vừa công bố tầm nhìn và các ưu tiên trong năm Chủ tịch Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2025.

APEC 2025 Ưu tiên kết nối, đổi mới, thịnh vượng
Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

TIN MỚI

Return to top