ClockThứ Bảy, 16/02/2019 14:15

Trang bị kỹ năng giao tiếp phi bạo lực cho học sinh

TTH - Đề tài “Phát triển kỹ năng giao tiếp phi bạo lực cho học sinh” của Nguyễn Trần Diễm Phúc và Phạm Uyên Thư, học sinh Trường trung học phổ thông (THPT) Cao Thắng (TP. Huế) đã đạt giải nhất trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật học sinh trung học năm học 2018 - 2019.

69 đề tài đạt giải cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật dành cho học sinh trung học

Nhóm tác giả Trường THPT Cao Thắng với đề tài đạt giải Nhất hội thi

Trong vòng 4 tháng, hai em đã tiến hành phát 800 phiếu điều tra về thực trạng giao tiếp bạo lực học sinh ở 8 trường THPT trên địa bàn. Khảo sát cho thấy, bạo lực học đường đã và đang diễn ra đa dạng, từ bạo lực thân thể đến bạo lực tâm lý và tài chính, đặc biệt là bạo lực về ngôn ngữ. Ở các trường THPT từ nông thôn đến thành thị đều xảy ra tình trạng giao tiếp bạo lực, gây hấn bằng lời nói, nhất là ở lứa tuổi 16, 17. Nhóm học sinh nam có tỷ lệ giao tiếp bạo lực cao hơn học sinh nữ.

Đây là đề tài phản ảnh thực trạng giao tiếp phi bạo lực của học sinh THPT còn yếu và thiếu, nhất là tình trạng giao tiếp bạo lực bằng lời nói. Thực tế, các em có kỹ năng giao tiếp nhưng để quản lý cảm xúc, lắng nghe, hiểu đối phương cũng như vận dụng linh hoạt vào các trường hợp cụ thể thì hầu như đều gặp khó khăn. Thế nên, trong các trường THPT nếu phát triển kỹ năng giao tiếp phi bạo lực tốt sẽ giúp học sinh nâng cao chất lượng ở các mối quan hệ và mở ra nhiều khả năng để cải thiện thực trạng bạo lực học đường hiện nay, đặc biệt là bạo lực ngôn ngữ.

Từ kết quả khảo sát, Phúc và Thư đã tổ chức một số hoạt động trải nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp phi bạo lực, như: tổ chức các chuyên đề ngoại khóa, câu lạc bộ, giao lưu với các chuyên gia, các trung tâm kỹ năng sống. Hai bạn hướng dẫn học sinh ở các trường phát triển kỹ năng khi tham gia các hoạt động trải nghiệm.

Em Nguyễn Trần Diễm Phúc, cho hay: Trong một tình huống xảy ra, nếu các bạn bình tĩnh và có kỹ năng thực hiện “4 bước”, như quan sát khách quan, tiết chế cảm xúc, thể hiện nhu cầu và mong muốn yêu cầu được đáp ứng sẽ giao tiếp hiệu quả. Thế nên, chúng em đã hướng dẫn cho các bạn cách sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả, giao tiếp có chất lượng thông qua các câu lạc bộ, trải nghiệm... nên nhiều bạn có sự chuyển biến tích cực trong kỹ năng giao tiếp.

Em Phạm Uyên Thư cho biết thêm, đề tài đã đưa ra những giải pháp cụ thể như, giáo viên cũng cần được tập huấn, phát triển những kỹ năng về giao tiếp phi bạo lực, nhằm xây dựng một trường học đường lành mạnh, nói không với bạo lực dưới mọi hình thức. Đối với những học sinh đã hình thành được các kỹ năng giao tiếp phi bạo lực, cần tiếp tục rèn luyện để phát triển các kỹ năng đó, biến kỹ năng thành thói quen trong giao tiếp của mình. Nhà trường cần tổ chức các buổi ngoại khóa để hình thành và phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc cho học sinh. Các trường cần tạo điều kiện cho học sinh thành lập câu lạc bộ, tổ chức các buổi giao lưu để phát triển kỹ năng giao tiếp phi bạo lực.

Đề tài của các em được đánh giá cao nhờ đưa ra được những đề xuất, giải pháp hợp lý, như: Cần tạo môi trường thân thiện, phát triển kỹ năng sống cho học sinh, không nên chỉ quan tâm đến bạo lực thể chất mà cần quan tâm đến các hành vi bạo lực ngôn ngữ và tâm lý. Nhiều học sinh đã được trang bị kỹ năng cần thiết về giao tiếp phi bạo lực. Trước những vấn đề cần có cái nhìn khách quan, biết kiềm chế cảm xúc để giải quyết hài hòa các mối quan hệ.

Bài, ảnh: PHƯỚC LY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế

Ngày 10/11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế. Đây là một trong những hoạt động chính liên quan đến đề tài KH&CN cấp tỉnh: "Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống mai vàng Huế - Hoàng mai Huế" do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì và PGS.TS Đặng Văn Đông là chủ nhiệm đề tài.

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế
Áp lực của học sinh từ các cuộc thi

Việc tổ chức các cuộc thi cho học sinh không chỉ giúp nâng cao sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực mà còn góp phần giáo dục toàn diện cho các em.

Áp lực của học sinh từ các cuộc thi
Nhiều cách làm sáng tạo để giảm nghèo bền vững

Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể tại thị xã Hương Trà đã huy động nhiều nguồn lực, sáng tạo trong cách làm, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) ở địa phương.

Nhiều cách làm sáng tạo để giảm nghèo bền vững

TIN MỚI

Return to top