ClockThứ Ba, 24/05/2022 09:11

Thúc đẩy đầu tư, phát triển dịch vụ lưu trú cho Huế

TTH - Thiếu năng lực về dịch vụ lưu trú chất lượng là hạn chế rất lớn đòi hỏi cần tập trung giải quyết, nếu không, du lịch Huế sẽ bị động trong trong thời gian đến.

Xu hướng của dịch vụ lưu trúCách quảng bá điểm đến hiệu quả

Du khách đến Huế và trải nghiệm tham quan bằng xe điện

Chậm phát triển

Kết thúc kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, du lịch Huế thu hút được 32.000 lượt khách lưu trú; chủ yếu khách lưu trú ở các khách sạn 3 - 5 sao, công suất sử dụng phòng ở các khách sạn này trên 90%. Trong khi đó, nhu cầu lưu trú ở khách sạn 3 - 5 sao vẫn còn rất lớn, bởi theo các khách sạn, nhiều khách đến đặt trực tiếp và gọi điện nhưng khách sạn phải từ chối vì khách sạn đã hết phòng.

Thiếu phòng chất lượng, đồng nghĩa với việc giảm năng lực thu hút khách của du lịch Cố đô. 3.500 phòng khách sạn 3 - 5 sao trong tổng số 13.000 phòng là con số còn quá khiêm tốn so với nhu cầu và sự phát triển của một điểm đến có lịch sử, tầm ảnh hưởng như Huế. Một chi tiết nữa là, nhiều khách sạn 3 - 4 sao ở Huế được xây dựng khá lâu, hiện nhiều khách sạn đã xuống cấp, giảm chất lượng.

Trong du lịch, luôn có sự so sánh giữa các con số năm sau và năm trước; giữa địa phương này và địa phương khác, nhất là trong khu vực để có những đánh giá về tốc độ phát triển. Dù sẽ có sự tương đối khi so sánh năng lực lưu trú của Huế và các địa phương bạn, nhưng chỉ khi so sánh mới thấy được vị trí của du lịch Huế như thế nào? Số phòng lưu trú ở Đà Nẵng hiện nay có khoảng 45.000 phòng, Khánh Hòa khoảng 47.000 phòng, chỉ có Quảng Nam là khoảng 17.000 phòng, nhưng vẫn cao hơn Huế. Điều đáng lưu ý ở các địa phương này, chủ yếu là phòng cao sao 3-5 sao. Tốc độ tăng trưởng phòng khách sạn cao sao rất nhanh.

Laguna Lăng Cô là khu nghỉ dưỡng biển luôn thu hút khách

Trong phát triển, điểm đến nào cũng không muốn rơi vào hai trường hợp. Thứ nhất là dư thừa nguồn cung, dễ xảy ra tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh về giá. Thứ hai, tốc độ tăng trưởng về lưu trú chậm hơn tốc độ tăng nguồn khách, dẫn đến cầu vượt cung. Trường hợp thứ hai, Huế đang vấp phải. Ở Huế, không tính 2 năm dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng của du lịch Cố đô cũng đạt con số trên dưới 10%. Nhưng tốc độ phát triển của lưu trú lại chậm hơn tốc độ tăng trưởng về nguồn khách. Gần 3 năm qua, ở lĩnh vực lưu trú chỉ có 3 khách sạn 3-5 sao đưa vào hoạt động, gồm: Khách sạn Silk Path, Khách sạn Sena, Khách Sạn White Lotus với khoảng 400 phòng.

Theo lãnh đạo Sở Du lịch, trước đó, ngành du lịch kỳ vọng rất nhiều với những dự án lưu trú lớn, có quy mô ven biển. Đặc biệt là ở Lăng Cô khi những dự án lớn như Khu nghỉ dưỡng Minh Viễn, Khu nghỉ dưỡng Địa Trung Hải được xây dựng, kỳ vọng tạo ra sức bật mới cho Lăng Cô nói riêng và Thừa Thiên Huế nói chung, nhưng đến nay cả hai đều chậm đưa vào khai thác, thậm chí có dấu hiệu chậm còn kéo dài.

Tập trung thúc đẩy đầu tư

Gần đây, câu chuyện “con gà có trước hay quả trứng có trước” lại được thảo luận nhiều đối với du lịch Huế. Tức là du lịch khai thác được khách mới thu hút được các doanh nghiệp đầu tư các dịch vụ; hay ngược lại dịch vụ có trước mới thu hút được khách. Dù quan điểm nào đưa ra đi chăng nữa, thiết nghĩ đây là hai nhiệm vụ song hành với nhau, nhưng yếu tố dịch vụ phải có trước vẫn là sự ưu tiên tập trung, thể hiện phát triển có tính chuyên nghiệp và chủ động hơn.

Thu hút đầu tư luôn là giải pháp quyết định để phát triển dịch vụ lưu trú, đặc biệt là những thương hiệu lưu trú lớn. Thời gian qua, việc thu hút đầu tư ở Huế là có, nhưng ở mức vừa phải, hình thành những điểm đến nhỏ, cơ sở lưu trú nằm vùng ven ở Huế. Những “ông lớn” vẫn chưa xuất hiện nhiều ở Huế, hoặc có nhưng chậm triển khai các dự án.

Để thu hút đầu tư lớn, điểm đến cần có cách chọn nhà đầu tư có tâm và có tầm. Khâu thẩm định năng lực đầu tư phải được chú trọng. Đánh giá năng lực phải chi tiết và đa chiều hơn. Nếu một doanh nghiệp hoàn toàn mới, chưa có dự án đầu tư nào, thì năng lực cần phải đặt lại dấu hỏi. Việc mua bán dự án, hay chậm trễ trong triển khai dự án là điều rất dễ xảy ra với những nhà đầu tư thiếu năng lực. Đó là thực trạng trong lĩnh vực thu hút đầu tư du lịch ở Huế nhiều năm qua. Còn khi thu hút những nhà đầu tư lớn, có năng lực thật sự, tỉnh phải có cơ chế mở, thông thoáng, đồng hành với doanh nghiệp tốt nhất.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, định hướng của tỉnh là phát triển dịch vụ lưu trú hướng về biển. Trên thực tế, dọc bờ biển của Huế đã có những nhà đầu tư. Nhưng đã nhiều năm trôi qua mà chưa hình thành được các sản phẩm mới cho Huế, chỉ dừng lại một số cơ sở, như Lapochine Beach Resort (Thuận An), Laguna Lăng Cô (Lộc Vĩnh). Tỉnh đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Các tổ công tác đang từng ngày thúc đẩy, tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, các giấy phép, thủ tục và kể cả sự giám sát để các resort, khu nghỉ dưỡng ven biển triển khai và đưa vào khai thác sớm.

Bài, ảnh: QUANG SANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bắt đối tượng lừa đảo hơn 2,3 tỷ đồng thông qua dự án tiền ảo

Ngày 25/1, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết: Đơn vị vừa phối hợp với Cục Nghiệp vụ và Cơ quan An ninh Điều tra Công an TP. Huế xác minh, làm rõ và khởi tố đối tượng Hoàng Trung Nghĩa về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự.

Bắt đối tượng lừa đảo hơn 2,3 tỷ đồng thông qua dự án tiền ảo
5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Vùng Đông bừng sáng

“Muốn làm giàu tìm đất có thế”! Nghiệm lại lời của tiền nhân, tôi liên tưởng đến vùng Đông Nam của thành phố - Khu Kinh tế (KKT) Chân Mây - Lăng Cô, nơi đã và đang tạo cực tăng trưởng kinh tế hấp dẫn.

Vùng Đông bừng sáng
Bước đệm phát triển sau sáp nhập

Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng khi phường Hương Hồ và xã Hương Thọ (quận Phú Xuân) “về chung một nhà” với tên gọi mới – phường Long Hồ. Việc sáp nhập 2 phường, xã này vừa tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời mở ra nhiều cơ hội khai thác tối đa lợi thế du lịch, dịch vụ.

Bước đệm phát triển sau sáp nhập

TIN MỚI

Return to top