ClockChủ Nhật, 05/11/2023 10:54

Khai thác tinh hoa Thái Y viện thành sản phẩm du lịch

TTH - Thái Y viện là loại hình phục vụ y học đặc trưng ở Huế. Khai thác giá trị tinh hoa y học từ di sản này phát triển những sản phẩm, dịch vụ riêng có vẫn là trăn trở của nhiều người trong cuộc…

Thái Y viện triều Nguyễn: Lịch sử và triển vọng phát triển

Du khách trải nghiệm bào chế thuốc tại Đại Nam Thái Y Đường 

Phục hồi, kế thừa từ Ngự dược

Đại Nam Thái Y Đường là nơi lưu trú, chăm sóc sức khỏe, khám bệnh dựa trên cơ sở tái hiện lại mô hình Thái Y viện (TYV) - tinh hoa Đông y Huế xưa. Với việc phục dựng lại những bài thuốc quý cung đình, du khách có nhu cầu có thể tìm hiểu, trải nghiệm các dịch vụ theo yêu cầu. Chị Hoàng Thúy Oanh đến từ Hà Nội cùng gia đình say sưa nghe lương y Phan Tấn Tô, Chủ tịch Hội Đông y TP. Huế hướng dẫn cách cơ bản bào chế thuốc, quy trình chẩn bệnh kê đơn cho Hoàng gia. Chị Hoàng Thúy Oanh tấm tắc: “Không ngờ TYV lại có những câu chuyện thú vị đến vậy. Mong các bài thuốc quý được phát huy giá trị để du khách có thể mua sản phẩm về làm quà”.

Năm 1804, vua Gia Long cho thành lập TYV với bộ máy tổ chức hoàn chỉnh, quy tụ nhiều thầy thuốc giỏi khắp cả nước về Kinh đô Huế. Đây không chỉ là nơi khám, chữa bệnh mà còn tập trung nhiều tinh hoa Đông y, trong đó có các bài thuốc quý. Những phương pháp chữa bệnh, chế biến dược liệu, cùng những tác phẩm y văn là biển kiến thức bao la, giá trị trong việc chăm sóc sức khỏe.

Bản thân Nhà giáo ưu tú, lương y Phan Tấn Tô, Chủ tịch Hội Đông y TP. Huế dày công nghiên cứu, sưu tầm các bài thuốc quý còn lưu giữ bằng văn bản có châu phê. Sự hiệp sức giữa các lương y đã cho ra đời nhiều sản phẩm Ngự dược do Hội Đông y TP. Huế bào chế từ đơn thuốc của TYV tiến vua: Quy tỳ hoàn Minh Mạng, Lục vị hoàn Minh Mạng, Bổ thận hoàn Minh Mạng, Định huyễn hoàn Minh Mạng, thuốc ngâm rượu Minh Mạng Thái Y viện… Sản phẩm bước đầu đưa ra thị trường được nhiều khách hàng trong, ngoài tỉnh ưa chuộng.

Dưới góc độ kinh doanh, Công ty CP dược MEDIPHARCO nghiên cứu, tiếp thu, kế thừa bài thuốc “Minh Mạng thang” của TYV và đưa đi tiêu thụ trên toàn quốc, xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Pháp, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào… Cùng với lợi thế dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại, đơn vị hướng đến nâng cấp thành trà hòa tan, viên nang mềm Hoàng đế Minh Mạng nhằm đa dạng sản phẩm chăm sóc sức khỏe đặc trưng gắn liền với xứ Huế.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao kể rằng, thời điểm ông còn ở vị trí lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, đội ngũ cán bộ đơn vị phối hợp một công ty nghiên cứu, sản xuất Hoàng triều Ngự tửu – một loại rượu nổi tiếng dưới triều Nguyễn cùng trà cung đình liên quan đến sen, long nhãn… Khi đưa ra thị trường, chỉ riêng Hoàng triều Ngự tửu mang lại doanh thu gần 2 tỷ đồng ngay trong năm đầu tiên. Đến nay, nhiều du khách quan tâm đến giá trị di sản đều tìm đến các sản phẩm có gốc tích hoàng cung.

Di sản quý vào đời sống

Những điểm son về y học của TYV đặt ra vấn đề cần nghiên cứu, khai thác, kế thừa nhằm phát triển du lịch, văn hóa, xã hội. Các công trình nghiên cứu liên quan đến y học triều Nguyễn chính là nền tảng giúp phát triển giá trị TYV trên nhiều phương diện. Làm sao đưa những giá trị này vào cuộc sống mới đáng bàn.

Tâm huyết với công việc này, lương y Phan Tấn Tô gợi ý về việc phục hồi TYV theo mô hình một nhà thuốc với các bài Ngự dược có tư liệu ghi chép. “Điều quan trọng nhất là giữ gìn, phát huy mảng y học cung đình. Chúng tôi đã nỗ lực tìm kiếm, khôi phục. Việc còn lại cần sự chung tay phát triển sản phẩm trong lĩnh vực này”, ông Tô tâm tư.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao đánh giá, TYV là di sản quý, có giá trị hữu hình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. “Trung Quốc có Đồng Nhân Đường nổi tiếng, tạo nên “con gà đẻ trứng vàng” cho du lịch xứ này. Còn giá trị tinh hoa của TYV chúng ta đâu hề thua kém”, ông Hải so sánh, đồng thời nhận định trong định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì TYV là giá trị di sản sẵn có. “Hậu duệ dòng họ Ngự y vẫn còn. Đặc biệt, chúng ta có nền Đông y phát triển. Có thể phát triển dòng y học cung đình với sản phẩm y học chăm sóc sức khỏe, phục vụ làm đẹp. Sau cơ chế chính sách, quan trọng nhất cần sự gắn kết các nhà: Nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, nhà làm thuốc, nhà phân phối, cho ra các sản phẩm tốt nhất”, TS. Hải chia sẻ.

Đồng quan điểm khai thác giá trị TYV thành nguồn lợi phát triển kinh tế, ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch nhận định: “Phục hồi phần quan trọng của TYV sẽ đóng góp cho mảng nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe nói riêng, du lịch nói chung. Hiện, du lịch chăm sóc sức khỏe là xu hướng và nhu cầu của thị trường, điều này góp phần làm đa dạng và tạo lợi thế cạnh tranh cho du lịch Huế”.

Nghệ nhân nhân dân, thầy thuốc, hòa thượng Thích Tuệ Tâm cho rằng, trong quá trình phục hồi TYV và các sản phẩm liên quan, ngoài khâu nhân sự, cơ sở vật chất thì quảng bá thương hiệu đóng vai trò quan trọng không kém. Hòa thượng nhấn mạnh: “Quảng bá tốt, mọi người mới biết đến cái hay, cái đặc biệt của TYV, từ đó du khách mới ghé thăm, trải nghiệm dịch vụ. Hương thơm từ đó mới lan tỏa”.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết, đã có nhiều cuộc hội thảo bàn về vấn đề này, lãnh đạo tỉnh mong nhận những ý kiến đóng góp liên quan đến cơ chế, chính sách, nguồn lực nhằm phát huy giá trị TYV gắn với y học cổ truyền trong định hướng phát triển Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm y tế chuyên sâu. Phục dựng lại di sản TYV triều Nguyễn là khai thác giá trị một thương hiệu mang lại nguồn lợi cho phát triển kinh tế - du lịch - dịch vụ.

Bài, ảnh: Linh Tuệ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

Hiện trên địa bàn tỉnh còn có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, nhưng có 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã yêu cầu 2 chủ mỏ này tạm dừng hoạt động khai thác.

Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

TIN MỚI

Return to top