ClockThứ Hai, 03/04/2023 12:42

Lò bánh mì Pháp - Huế: Nơi lan tỏa văn hóa và lòng nhân ái

TTH - Lò bánh mì Pháp - Huế là sự nối tiếp đầy duyên nợ của hơn 100 năm trước, khi bánh mì theo các quân viễn chinh Pháp vào Việt Nam. Chỉ khác là, bánh mì Pháp vào những năm cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI đến Huế theo một cách ấm áp hơn, thắt chặt hơn mối quan hệ ngoại giao 50 năm của hai nước Pháp - Việt.

Bữa quà chiều với bánh ram ítMiếng bánh lớn hơn cho người nông dânDẻo thơm bánh khoai tía

leftcenterrightdel
 Tiệm bánh mỳ La Boulangerie Française – Hue tại 46 Nguyễn Tri Phương. Ảnh: Bảo Phước

Cách đây đúng tròn 12 năm, danh từ “banh mi” (bánh mì) chính thức có tên trong từ điển Oxford danh tiếng của nước Anh.  Tháng 9/2022, “banh mi” cũng được lấy tên gốc đưa vào từ điển Merriam-Webster nổi tiếng của nước Mỹ. Gần đây, tháng 11/2022, “Bí quyết thủ công và văn hóa bánh mì baguette” của nước Pháp đã được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa thế giới.

 Bánh mì, rõ ràng không đơn giản là món ăn mà còn là văn hóa, không chỉ là văn hóa ẩm thực mà còn gắn với bí quyết nghề nghiệp, phong tục tập quán, lịch sử của mỗi đất nước, mỗi vùng đất. Bánh mì, hơn thế còn là phương tiện để lan tỏa, sáng tạo văn hóa cũng như niềm cảm hứng cho những hoạt động thiện nguyện. Điều này có thể minh chứng qua mô hình Lò bánh mì Pháp tại Huế (La Boulangerie Française – Hue) và từ Huế lan tỏa đến các nước trên thế giới.

Ý định nhen nhóm Lò bánh mì Pháp bắt đầu được hình thành từ năm 2018, khi Thomas Behaghel và Jean - Christophe Vallat, hai sinh viên Trường Thương mại Paris (École des hautes études commerciales – HEC) đến thăm Làng trẻ em mồ côi Chi Lăng. Bằng sự thôi thúc của lòng nhân ái và trên cơ sở đánh giá nhu cầu của khách du lịch Huế, vốn có tỷ lệ đáng kể là người phương Tây, họ đã quyết định chọn việc truyền nghề làm bánh mì và bánh ngọt Pháp để giúp các em có điều kiện vượt qua hoàn cảnh khó khăn.

Sau nhiều nỗ lực cùng sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm và nhất là Hội Giúp đỡ trẻ em Việt Nam tại Pháp (Aide à l’Enfance du Vietnam), tháng 10/1999, La Boulangerie Française chính thức ra đời tại Làng trẻ em Chi Lăng (nay là Làng trẻ em SOS Thủy Xuân, TP. Huế) với 6 học viên đầu tiên. Đối tượng mà dự án này hướng đến là những người trẻ tuổi có hoàn cảnh khó khăn không được tiếp cận với giáo dục đại học. Điều kiện tiên quyết là thanh niên từ 18 đến 23 tuổi phải biết đọc, biết viết, biết đếm.

Trong những ngày đầu, Thomas Behaghel và Jean - Christophe Vallat chính là những người trực tiếp hướng dẫn các học viên cách làm bánh với kỹ thuật và công nghệ hoàn toàn được mang từ quê hương của họ. Ngoài ra, La Boulangerie Française - Hue còn nhận được sự hỗ trợ của những thợ bánh mì đã về hưu thuộc Tổ chức những người tình nguyện Pháp cao tuổi (ECTI).

Bằng cách này, công thức hàng chục loại bánh mì và bánh ngọt của Pháp đã được dạy cho các học viên. Từ chỗ là lò bánh mì cung cấp cho Làng trẻ em, các sản phẩm đã được bán cho các khách sạn cao cấp hay cho khách du lịch và tầng lớp trung lưu thông qua một tiệm nhỏ ở đường Nguyễn Tri Phương.

Nguồn thu này giúp lò bánh có thể duy trì hoạt động (nhất là ăn ở nội trú và chi phí y tế cho học viên) mà không phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn tài trợ. Các hoạt động được nói đến ở đây không chỉ là dạy và học làm bánh, mà còn bao gồm việc đào tạo cho học viên tiếng Anh, cùng các kỹ năng sống khác (dinh dưỡng, tôn trọng và khoan dung, quản lý căng thẳng, tư duy phản biện, giao tiếp…).

Chị Hồng Lam, quản lý La Boulangerie Française – Hue cho biết, trong điều kiện cơ sở vật chất hiện nay, mỗi khóa học luôn chỉ duy trì 10 người, cứ sau 16 tháng đào tạo, 2 em sẽ được đưa đi thực tập tại các khách sạn, nhà hàng 4 tháng. Trong thời gian đó, 2 em khác sẽ được tuyển vào điền thế. Hình thức cuốn chiếu này đảm bảo lớp học duy trì số lượng ổn định cũng như chất lượng đào tạo. Sự đào tạo nghiêm túc theo các tiêu chí được áp dụng trong nghề làm bánh tại Pháp (CAP) và với khẩu hiệu “We bake for change” chính là cơ sở để các học viên hội đủ năng lực và sự tự tin để có được các cơ hội việc làm tốt.

 Từ năm 2015, Lò bánh mì Pháp gia nhập Viện Hợp tác và Phát triển châu Âu (IECD) - chi nhánh Đông Nam Á, do chính Thomas Behaghel (người sáng lập La Boulangerie Française - Hue) đứng đầu. Từ năm 2016, với sự thành công của Lò bánh mì Pháp - Hue, mô hình đã được nhân rộng ở thành phố Hồ Chí Minh (HCM). Mỗi năm La Boulangerie Française - HCM cũng đào tạo được 20 học viên, 60% trong số đó là nữ. Cũng trong năm 2016, một chi nhánh khác được mở ở Yangon (Myanma).

Gần đây (tháng 5/2020), IECD cũng đã ký cam kết với Đại học Huế trong vòng 5 năm sẽ cung cấp các khóa đào tạo có chất lượng về bánh mì Pháp, tiếng Anh và kỹ năng sống cho thanh niên Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, xây dựng “Lò bánh mì” (tại Ký túc xá Nguyễn Khánh Toàn) và chuyển giao kiến thức, chuyên môn về làm bánh mì và bánh ngọt cho Đại học Huế, nếu muốn phát triển thêm việc giảng dạy môn học cho sinh viên của ngành. Trong tương lai, với sự giúp đỡ của Viện Hợp tác và Phát triển Châu Âu, mô hình La Boulangerie Française sẽ tiếp tục nhân rộng thêm một số quốc gia khác ở châu Á lẫn châu Phi (như Thái Lan, Ai Cập, Madagascar).

Huế chính là nơi mà La Boulangerie Française xây dựng mô hình hạt nhân và nhân rộng đến nhiều nước khác. Thông qua đó, không chỉ văn hóa bánh mì và bánh ngọt Pháp được truyền bá, lan tỏa mà còn góp nuôi dưỡng tương lai cho những thanh, thiếu niên yếu thế. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hẹp bất bình đẳng và tăng cơ hội cho những nhóm yếu thế; người tiêu dùng cũng có cơ hội tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ chất lượng.

NGUYÊN NINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top