ClockThứ Năm, 19/05/2022 06:30
KỶ NIỆM 132 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 – 19/5/2022)

Tấm ảnh Bác Hồ ký tặng Tư lệnh mặt trận Bình Trị Thiên

TTH - Khoảng cuối Xuân Canh Dần (1950), khi đang là Tư lệnh Mặt trận Bình Trị Thiên, ông Hà Văn Lâu (Sáu Lâu) được lệnh ra chiến khu Việt Bắc báo cáo với Trung ương và Bộ Tổng tham mưu về tình hình chiến sự ở chiến trường Bình Trị Thiên và tiếp tục nhận lệnh chuẩn bị cho thời kỳ đấu tranh mới sắp diễn ra.

Chiếc áo bông Bác tặngNgười mang họ Hồ lên vùng núi A Lưới hơn nửa thế kỷ trước - Kỳ 1: Đem tiếng nói Bác Hồ đến với đồng bàoHai bức ảnh quý về Bác Hồ với nhà thơ Thanh Hải

Tấm ảnh có chữ ký và bút tích của Bác Hồ tặng Tư lệnh Mặt trận Bình Trị Thiên Hà Văn Lâu, nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của Người (19/5/1950), tại Chiến khu Việt Bắc. Ảnh: Tư liệu

Sau nhiều ngày băng rừng, lội suối, tránh sự săn lùng, truy kích của địch, đến giữa tháng 5/1950, Tư lệnh Mặt trận Bình Trị Thiên Hà Văn Lâu lần đầu tiên đặt chân lên chiến khu Việt Bắc trong niềm hân hoan, vui sướng, cùng với hy vọng được gặp Bác Hồ, điều mà ông ao ước bấy lâu.

Đến với vùng gió ngàn Việt Bắc, Tư lệnh Hà Văn Lâu tham gia vào những cuộc họp, báo cáo tình hình địch – ta, diễn biến các phong trào, kinh nghiệm qua các trận đánh của bộ đội ta ở chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa… Đồng thời, lắng nghe, tiếp thu các ý kiến, chỉ thị từ Trung ương, Bộ Tổng tham mưu giao cho Tư lệnh chiến trường Bình Trị Thiên chuẩn bị thực hiện trong giai đoạn chuyển sang chiến lược tổng phản công. 

Tư lệnh Hà Văn Lâu vui mừng, sung sướng vì lần đầu tiên được trực tiếp làm việc với các đồng chí, tướng lĩnh cấp cao Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái, Trần Đăng Ninh… Họ là những người anh mà Hà Văn Lâu vô cùng quý mến, trân trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Nhưng cao hơn hết, ước mong cháy bỏng của Tư lệnh Hà Văn Lâu trước khi nhận lệnh ra Việt Bắc là mong muốn được gặp Bác Hồ, tận mắt chiêm ngưỡng dung mạo của Người mà bấy lâu nay quân, dân miền Nam nói chung, quân dân Bình Trị Thiên nói riêng, trong đó có Tư lệnh Hà Văn Lâu luôn ấp ủ, chờ mong.

Nguyện vọng thiết tha, cháy bỏng nhất của Hà Văn Lâu lúc này là xin Trung ương cho được gặp Bác Hồ. Nhưng ông lại nghĩ “Bác bận nhiều việc”, nên đành im lặng. Nhưng sau đó lại nghĩ, khó có dịp ra đến Việt Bắc để được gặp Bác. Lần này xong việc trở về mà không được gặp Bác Hồ thì buồn biết bao! Suốt mấy ngày ở và làm việc trong Bộ Tổng tham mưu, Sáu Lâu tìm cách tiếp cận, mong được nhìn thấy bóng dáng của Người, nhưng không thể, bởi nơi ở của Người cách xa trụ sở Bộ Tổng tham mưu… Điều đó, càng làm cho Tư lệnh Hà Văn Lâu băn khoăn, tiếc nuối, như chưa hoàn thành nhiệm vụ trong chuyến công tác đặc biệt này.

Bỗng dưng, niềm vui và hạnh phúc lại đến bất ngờ, như một đặc ân khiến ông Sáu Lâu nhớ mãi. Trưa ngày 19/5/1950, sau buổi làm việc với các đồng chí trong Bộ Tổng tham mưu, đang giờ nghỉ trưa, bỗng có một đồng chí cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch đến báo tin chuẩn bị chiều nay đi gặp Bác Hồ. Nhận được tin, ông Hà Văn Lâu vỡ òa vui sướng, mong ngóng sớm được đến ngay để được gặp Người. Trong lúc chờ đợi, ông vội tìm đến anh em ở Ban Tuyên huấn xin một tấm hình (chân dung) của Bác thủ sẵn trong người với ý định khi gặp Bác, xin Bác ký một chữ vào bức ảnh để làm kỷ niệm trong đời.

Đến xế chiều ngày 19/5/1950, đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 60 của Bác, một đồng chí bộ đội cưỡi một con ngựa và dắt theo một con ngựa khác đến đón Sáu Lâu theo như lời hẹn, càng làm ông vừa sung sướng, vừa hồi hộp. Sau khi băng qua một quả đồi, lội qua một con suối, ông đến được nơi Bác ở. Tại đây, ông chứng kiến không khí ấm cúng khi biết Chính phủ đang tổ chức mừng thọ Bác 60 tuổi. Thật vinh dự và tự hào biết bao khi ông được tham dự buổi lễ đặc biệt này. Xúc động đến nghẹn lời, bởi lần đầu tiên được diện kiến Bác, cùng các vị cách mạng tiền bối mà ông chưa hề được gặp như cụ Bùi Bằng Đoàn, Phan Kế Toại, Phan Anh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt…

Như một giấc mơ, ông Sáu Lâu để mắt chăm chú nhìn Bác không rời. Điều đặc biệt, vị Tư lệnh Mặt trận Bình Trị Thiên được các đồng chí Trung ương Đảng, Chính phủ, Mặt trận ưu ái cử thay mặt lực lượng vũ trang toàn quốc lên chúc thọ Bác Hồ và được ngồi bên cạnh Bác suốt buổi lễ, được Bác hỏi han tình hình sức khỏe bản thân, gia đình và tình hình đời sống, chiến đấu của quân – dân Bình Trị Thiên…

Sau buổi lễ, Sáu Lâu vội đưa ra bức ảnh Bác và xin Bác ký một chữ để làm kỷ niệm. Thật hồi hộp, cầm lấy bức ảnh, Bác không vội ký ngay, mà Bác còn nắn nót đề lên đó dòng chữ “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, rồi ký tên Hồ Chí Minh. Ông Sáu Lâu đón lấy bức ảnh trong niềm hạnh phúc vỡ òa, rồi cúi chào từ biệt Bác, cùng lời nhắn gửi ân tình của Bác: “Chú về, cho Bác gửi lời thăm hỏi bà con đồng bào và chiến sĩ trong đó”.

Kể từ đó, Tư lệnh Mặt trận Bình trị Thiên – Hà Văn Lâu luôn mang theo kỷ vật vô giá là tấm ảnh có chữ ký của Bác Hồ, và dòng bút tích “Kháng chiến nhất định thắng lợi” theo bên mình qua hai cuộc kháng chiến trường chinh và cho đến ngày thống nhất non sông.

Sau khi nghỉ hưu, ông về Huế an dưỡng tuổi già. Vào một ngày đẹp trời (1/8/1997), tôi cùng với một đồng nghiệp ở Bảo tàng Hồ Chí Minh đến thăm vị cựu Đại sứ lừng lẫy một thời trên các bàn đàm phán quốc tế Hà Văn Lâu. Qua trao đổi, thuyết phục, ông đã đồng ý tặng bức ảnh Bác Hồ có chữ ký, bút tích đề tặng của Người, cùng một số kỷ vật quý giá của đời mình cho Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế để lưu giữ, phục vụ công tác trưng bày, giới thiệu đến công chúng về “tình cảm và tấm lòng” của một chiến sĩ cách mạng - người con ưu tú của quê hương đối với Bác Hồ muôn vàn kính yêu.

   NGUYỄN ĐÌNH DŨNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2024)
Xứng danh với lời căn dặn của Bác Hồ

Ngày 10/10/1954, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ - Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308, kiêm Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội tiến về tiếp quản Thủ đô.

Xứng danh với lời căn dặn của Bác Hồ
Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ

Trên nhật báo Quyết Chiến, cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân, xuất bản tại Huế, có in bức thư của Hồ Chủ tịch, đề ngày 4/12/1945, gửi các chiến sĩ cùng đồng bào Nam Bộ và Nam Trung Bộ...

Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ
Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học

Đó là tên cuốn sách thứ năm của TS. Chu Đức Tính (nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh) viết về Bác Hồ. Tác giả là một trong số không nhiều những nhà nghiên cứu chuyên sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tâm nguyện “nhằm chứng minh một chân lý đã được khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người cộng sản mẫu mực, một lãnh tụ nói đi đôi với làm” - như tác giả đã tâm sự đầu cuốn sách.

Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học
Bác Hồ với thiếu nhi và truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam

Triển lãm chuyên đề “Thừa Thiên Huế với công tác xây dựng văn hóa gia đình”; Hội thi rung chuông vàng “Bác Hồ với thiếu nhi và truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam” diễn ra chiều 27/6 tại xã Thủy Thanh. Hoạt động do Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh phối hợp Phòng Văn hóa & Thể thao, Phòng Giáo dục & Đào tạo TX. Hương Thủy tổ chức.

Bác Hồ với thiếu nhi và truyền thống văn hóa gia đình Việt Nam
Nơi lưu dấu chân Người

Thuở niên thiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình đã từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian gần 10 năm. Đó là thời kỳ từ năm 1895 - 1901, khi Người mang tên Nguyễn Sinh Cung (5 - 11 tuổi) và thời kỳ thứ 2 từ năm 1906 - 1909, khi Người mang tên Nguyễn Tất Thành (16 - 19 tuổi).

Nơi lưu dấu chân Người

TIN MỚI

Return to top