ClockChủ Nhật, 19/05/2024 15:32

Nơi lưu dấu chân Người

TTH - Thuở niên thiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình đã từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian gần 10 năm. Đó là thời kỳ từ năm 1895 - 1901, khi Người mang tên Nguyễn Sinh Cung (5 - 11 tuổi) và thời kỳ thứ 2 từ năm 1906 - 1909, khi Người mang tên Nguyễn Tất Thành (16 - 19 tuổi).

Đến nay, trong hệ thống 9 di tích và địa điểm di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế, có 4 di tích được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt, gồm: Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đường Mai Thúc Loan; Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ; Đình làng Dương Nỗ; Địa điểm Trường Quốc Học. Các di tích còn lại gồm: Địa điểm mai táng bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh); Am Bà; Bến Đá; Địa điểm Tòa Khâm sứ Trung kỳ; Địa điểm Trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba là di tích cấp tỉnh.

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế Cuối tuần xin mời bạn đọc thêm một lần ghé thăm những địa chỉ đỏ ở xứ Huế gắn với thuở thiếu thời của Người, qua những hình ảnh của tác giả Trương Vững. Nơi đây không chỉ lưu giữ những kỷ niệm thuở thiếu thời khi Người sống tại Huế, mà còn là những không gian luôn ấm nóng niềm tự hào và sự ngưỡng vọng, tưởng nhớ Người.

 Đoàn đại biểu Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh long trọng dâng hoa tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Lê Văn Hà
 Trường Quốc Học Huế - nơi ghi đậm dấu ấn Nguyễn Tất Thành trong gần một năm Người học tập tại đây
 Đình làng Dương Nỗ - Nơi hàng ngày Nguyễn Sinh Cung thường ra chơi, tìm hiểu lịch sử và học bài
 Người dân tưởng nhớ Bác Hồ và thân sinh của Người tại Nhà lưu niệm số 112 Mai Thúc Loan
 Căn bếp đơn sơ ở Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ
 
 
 
 Những vật dụng giản dị còn lưu hơi ấm của Người ở Nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đường Mai Thúc Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ (10/10/1954 - 10/10/2024)
Xứng danh với lời căn dặn của Bác Hồ

Ngày 10/10/1954, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ - Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308, kiêm Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội tiến về tiếp quản Thủ đô.

Xứng danh với lời căn dặn của Bác Hồ
Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ

Trên nhật báo Quyết Chiến, cơ quan ủng hộ chính quyền nhân dân, xuất bản tại Huế, có in bức thư của Hồ Chủ tịch, đề ngày 4/12/1945, gửi các chiến sĩ cùng đồng bào Nam Bộ và Nam Trung Bộ...

Tấm lòng của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ
Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học

Đó là tên cuốn sách thứ năm của TS. Chu Đức Tính (nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh) viết về Bác Hồ. Tác giả là một trong số không nhiều những nhà nghiên cứu chuyên sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tâm nguyện “nhằm chứng minh một chân lý đã được khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người cộng sản mẫu mực, một lãnh tụ nói đi đôi với làm” - như tác giả đã tâm sự đầu cuốn sách.

Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học
Nghiên cứu, sưu tầm các loại hình di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 5/7, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả đề tài KH&CN cấp tỉnh "Nghiên cứu, thống kê, sưu tầm các loại hình di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế" do Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế chủ trì thực hiện.

Nghiên cứu, sưu tầm các loại hình di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh

TIN MỚI

Return to top