ClockThứ Bảy, 18/06/2022 06:30

Lao động nữ di cư: Gian nan hành trình mưu sinh

TTH - Nhiều phụ nữ muốn di cư lập nghiệp với hy vọng có được cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng thực tế họ lại phải đối mặt với những khó khăn, xa gia đình, đời sống lại vô cùng bấp bênh... Họ ít có cơ hội nâng cao kỹ năng nghề hay tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội.

Khi phụ nữ làm trụ cộtĐồng hành với lao động nữ

Người lao động mong muốn có thu nhập ổn định (ảnh minh họa)

Liên tục nhảy việc

Hơn 10 năm vào Huế lập nghiệp, nhưng đến giờ vợ chồng chị Trần Thị Nga vẫn sống trong cảnh thuê nhà trọ, khi mức thu nhập thấp và công việc vẫn bấp bênh. Chị Nga kể, quê chị ở Quảng Bình, năm 2017, theo người bà con vào Huế làm đủ nghề nhưng không nghề nào làm được lâu dài. Bởi, lao động thời vụ như chị dễ bị sa thải mỗi khi không làm vừa ý chủ doanh nghiệp. Không biết có phải đây là cuối cùng không, nhưng hiện chị làm nghề phụ bếp cho một nhà hàng. Lương chị tháng tầm 5 triệu đồng. Nghề nghiệp của chồng cũng không khá hơn, khi nghề phụ thợ nề vất vả mà công cán lại bèo bọt. Thu nhập của hai vợ chồng cũng chẳng đủ chi trả cho mọi sinh hoạt trong gia đình. “Nhớ những lần con ốm, trong nhà chẳng còn đồng nào, tôi phải chạy vạy khắp nơi, vay từng đồng để có tiền lo cho con. Hai vợ chồng thuê phòng trọ với giá 700.000 đồng/tháng. Mùa hè trời nóng như lửa đốt, chật chội nhưng đành chấp nhận”, chị Nga chia sẻ.

Tâm sự về cuộc sống công nhân khi vào Huế lập nghiệp, chị Trần Thị Minh quê ở Thanh Hóa vào Huế ngót nghét hơn 5 năm nay. Chị xòe tay ra đếm và bất ngờ phát hiện số lần “nhảy việc” của chị nhiều hơn cả hai bàn tay. Mà cũng phải thôi, không nghề nghiệp ổn định nhưng hễ nơi nào lương tiền thấp, chủ chèn ép là chị lại nhảy việc. Thực ra, đổi nghề nhiều song cũng chẳng nghề nào làm cho chị có cuộc sống thoải mái, đầu tắt mặt tối mà thu nhập còm cõi. Ngay cả bảo hiểm y tế cũng chẳng mua nổi, nên cứ nhờ trời đừng đau ốm. Khó xoay xở nên phải gửi con về quê nhờ ông bà chăm sóc. Nhiều đêm ngủ nhớ con, có những lần gọi điện về, vừa nghe giọng nói của con, nước mắt chị cứ thế trào ra. Tôi hỏi sao không về quê, chị bảo, về quê cũng chẳng biết làm nghề gì để sống, ở Huế thu nhập không cao nhưng môi trường làm việc ở đây khá dễ chịu...

Muốn tiếp cận các chính sách an sinh

Theo báo cáo tại Hội thảo "Nhóm phụ nữ di cư" kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp và mô hình hỗ trợ của Hội LHPN Việt Nam, phụ nữ di cư chủ yếu tham gia vào các công việc làm thuê (36,1%), buôn bán (24,6%), lao động giản đơn (21%), nội trợ (9,1%), công nhân viên chức (9,1%). Về trình độ chuyên môn của phụ nữ di cư chưa qua đào tạo chiếm 83,7%, đào tạo ngắn hạn chiếm 5,7%, phần nhỏ là sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Về thu nhập trung bình của phụ nữ di cư ở các tỉnh được khảo sát chỉ khoảng 3,1 triệu đồng và 81,8% thu nhập của phụ nữ di cư đều bị giảm vì ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Đại đa số nữ lao động di cư đang làm việc trong các khu vực kinh tế phi chính thức, chưa được đào tạo kỹ năng nghề. Hạn chế về trình độ, nhận thức và khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực đã dẫn đến một thực tế là phụ nữ di cư chủ yếu làm các công việc chân tay, thu nhập thấp và nhiều bấp bênh. Những phụ nữ di cư trong độ tuổi trẻ hơn hoặc có trình độ văn hóa nhất định, tìm kiếm việc làm trong các nhà máy lại mang những nỗi lo khác, khi có thể dễ dàng bị từ chối làm việc hoặc không được đảm bảo các điều kiện và nhu cầu làm việc cần thiết. Cùng với đó, họ gặp khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo tại nơi đến. Họ tự phải thuê nhà, tự trang trải cuộc sống và không nhận được nhiều sự hỗ trợ tại nơi đăng ký tạm trú.

Theo khảo sát sơ bộ của chúng tôi, phụ nữ di cư mong muốn nhiều nhất là phát triển kinh tế, tăng thu nhập, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ khó khăn về tài chính, được dạy nghề, tạo việc làm. Đặc biệt, họ mong muốn được cải thiện môi trường sống ở nơi di cư; hoàn thiện các thủ tục hành chính để hỗ trợ việc tiếp cận với các dịch vụ y tế, an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, có hai chế độ rất được lao động nữ di cư quan tâm là thai sản, tai nạn lao động và  bệnh nghề nghiệp.

Vẫn còn nhiều chị em chưa có điều kiện tham gia bảo hiểm y tế, vì họ làm việc theo mùa vụ, chỉ tập trung làm kinh tế mà chưa quan tâm tới sức khỏe. Một số ít do trình độ văn hóa thấp, e ngại tiếp xúc với chính quyền... Thế nên, rất cần nhiều giải pháp đồng bộ để nữ lao động di cư được tiếp cận nhiều hơn với chính sách, cần hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, tạo độ bao phủ rộng trong bảo vệ quyền lợi cho họ.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trên hành trình khởi nghiệp

Toàn tỉnh có gần 1.000 phụ nữ khởi sự, khởi nghiệp kinh doanh. Trên hành trình khởi nghiệp, những hội viên, phụ nữ luôn được các cấp hội đồng hành, hỗ trợ...

Trên hành trình khởi nghiệp
Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Chăm chỉ mưu sinh

Mời khách vào ngôi nhà khang trang vững chắc, vợ chồng chị Trần Thị Bé và anh Trần Văn Quang (xã Phú Xuân, huyện Phú Vang) nở nụ cười nhẹ nhõm khi kể về những năm tháng vượt qua những chông chênh để phát triển kinh tế.

Chăm chỉ mưu sinh
Cầu mây & hành trình phía trước

Hiện tại, không phải cầu chinh, không phải Jujitsu và càng không phải bắn cung, mà cầu mây mới là bộ môn non trẻ nhất của thể thao Huế.

Cầu mây  hành trình phía trước
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

TIN MỚI

Return to top