ClockThứ Ba, 18/07/2023 14:50

Nghiên cứu tổng thể, đánh giá toàn diện khi xây dựng chính sách học phí mới

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc làm việc với Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, Tư pháp, Uỷ ban Văn hoá-Giáo dục, Uỷ ban Tài chính, Ban Tuyên giáo Trung ương… về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (chính sách học phí).

Ổn định học phí, tăng học bổng trong năm 2020Thêm đối tượng trẻ em mẫu giáo được miễn học phíHọc phí đại học khóa tuyển sinh 2023 dự kiến tăng

leftcenterrightdel
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh chính sách học phí vừa phải công khai, minh bạch, tính đúng, tính đủ dịch vụ giáo dục, đào tạo; đồng thời giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa - Ảnh: VGP/Minh Khôi 

Tại cuộc họp, các ý kiến đã đánh giá về tình hình thực hiện chính sách học phí hiện nay, cũng như yêu cầu bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy, chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, khả năng chi trả của người dân.

Các ý kiến cho rằng việc thực hiện chính sách học phí cần có sự thận trọng, cân nhắc, tính toán để bảo đảm người dân được tiếp cận dịch vụ giáo dục tốt nhất có thể, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh khuyến khích xã hội hoá, ngân sách Nhà nước giữ vai trò then chốt, quyết định.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh chính sách học phí vừa phải công khai, minh bạch, tính đúng, tính đủ dịch vụ giáo dục, đào tạo; đồng thời giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là chăm lo cho đối tượng chính sách, yếu thế, người khó khăn. Mọi học sinh trong độ tuổi đi học đều được đến trường nhằm thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục từ bậc học mầm non đến trung học phổ thông.

Đối với giáo dục nghề nghiệp, ngân sách Nhà nước là chủ đạo với sự tham gia của DN để có chính sách học phí, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trường nghề hoàn thành bậc học trung học phổ thông và có nghề nghiệp.

Chính sách học phí giáo dục đại học được xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ, để bảo đảm chế độ, chính sách, cơ sở vật chất giảng dạy cho cán bộ, giảng viên; đồng thời tuyển chọn được những sinh viên có đủ phẩm chất, năng lực, điều kiện học tập ở bậc đại học, nhất là sinh viên nghèo học giỏi.

"Học phí không phải là thước đo để một trường đại học lựa chọn sinh viên mà phải trên cơ sở năng lực, tiềm năng đóng góp cho xã hội của các sinh viên trong tương lai", Phó Thủ tướng nói và lưu ý, "các trường đại học công lập có trách nhiệm lớn hơn các đại học tư thục trong đào tạo nhân tài".

Tuỳ vào mức độ tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập, Phó Thủ tướng yêu cầu tách bạch phần ngân sách Nhà nước dành cho sinh viên thuộc diện được hưởng các chính sách xã hội; và phần thực hiện cung cấp dịch vụ giáo dục theo cơ chế thị trường.

Đối với cơ sở giáo dục đại học tự chủ toàn diện, ngân sách Nhà nước cần hỗ trợ trực tiếp cho sinh viên thuộc diện được hưởng các chính sách xã hội về học phí, cho vay tín dụng sinh viên,…

Bên cạnh đó, Nhà nước đóng vai trò chủ đạo đầu tư, đặt hàng các cơ sở giáo dục công lập, tư thục trong đào tạo các ngành nghiên cứu cơ bản, an ninh quốc phòng, chuyên ngành mới cần thiết cho sự phát triển của đất nước nhưng ít người học…

Phó Thủ tướng khẳng định, chính sách học phí đã được nêu trong các văn kiện của Đảng, được luật hoá, là bộ phận của các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về vai trò chủ đạo của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; đồng thời khuyến khích xã hội hoá ở những lĩnh vực, địa bàn có điều kiện, dành nguồn lực để đầu tư cho giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn, "không cào bằng chính sách, cân bằng giữa tự chủ giáo dục, xã hội hoá với bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục cho đối tượng khó khăn, yếu thế". Mục tiêu nhất quán, xuyên suốt của chính sách học phí mới là bảo đảm mọi trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường để thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông; quan tâm, đề cao hơn nữa giáo dục nghề nghiệp để mọi người được đào tạo, có nghề nghiệp; chú trọng thu hút sinh viên có năng lực, đào tạo nhân tài ở bậc đại học.

Do vậy, quá trình xây dựng chính sách học phí mới phải được nghiên cứu toàn diện, đánh giá tác động đầy đủ, lấy ý kiến nhân dân, các bộ, ngành, các cấp, bao phủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo.

Phó Thủ tướng khẳng định: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan của Quốc hội luôn lắng nghe ý kiến của người dân. Mọi chính sách làm gia tăng chi trả của người dân phải tính toán, đánh giá kỹ lưỡng.

Các cơ sở giáo dục, đào tạo đóng góp trí tuệ, cùng với Chính phủ, các bộ, ngành nghiên cứu, đánh giá toàn diện, tổng thể để bảo đảm chính sách học phí mới thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận giáo dục, nâng tầm nền giáo dục Việt Nam ngang tiêu chí quốc tế, có khả năng cạnh tranh, đồng thời thu hút được nhân tài.

Theo Chinhphu.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

TIN MỚI

Return to top