ClockThứ Sáu, 07/02/2020 08:48

Tái cơ cấu sản xuất - tăng sức “đề kháng” cho nền kinh tế

TTH - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa ra tuyên bố chính thức xác nhận dịch virus Corona “là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu” trong kỷ nguyên mới của nhân loại.

Lập tức cách ly tuyệt đối trường hợp nghi nhiễm nCoV

Dịch không chỉ tác động mạnh mẽ lên kinh tế toàn cầu mà còn ảnh hưởng lên chính trị của các nước. Điều này cho thấy, dịch virus Corona không còn là chuyện riêng của những quốc gia có dịch mà là vấn đề mang tính toàn cầu.

Trước tình hình dịch virus Corona đang diễn biến phức tạp và lây lan ra nhiều nước, công việc được các quốc gia ưu tiên hàng đầu lúc này là tập trung mọi nguồn lực để dập dịch. Tuy nhiên, với tác động nhiều mặt cả trước mắt và lâu dài của dịch virus Corona, bên cạnh công việc phòng chống dịch bệnh vẫn cần phải duy trì, phát triển sản xuất để đảm bảo mục tiêu phát triển; đồng thời cũng là cách tăng thêm nguồn lực để sẵn sàng ứng phó lâu dài với nhiều nguy cơ khác, trong đó có phòng chống dịch bệnh.

 Quan điểm của Chính phủ cũng rất rõ ràng, chúng ta phòng chống dịch chủ động, toàn diện, mạnh mẽ với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, có thể hy sinh một phần tăng trưởng để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân.

Trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ ngày 4/2 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, cùng với việc chống dịch, chúng ta không thể không có giải pháp mạnh mẽ để bảo đảm phát triển, vì năm nay, chúng ta cam kết tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Trung ương, Quốc hội giao. Điều cần thiết lúc này là cần có những phản ứng nhanh về kinh tế để “biến bại thành thắng”. Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục đưa ra các giải pháp tái cơ cấu mạnh mẽ sản xuất để thích ứng với tình hình hiện nay.

Tái cơ cấu sản xuất là vấn đề được đặt ra từ lâu đối với nền kinh tế nước ta nói chung và từng ngành sản xuất nói riêng. Việc tái cơ cấu sản xuất không chỉ là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm mà còn đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh chế biến sâu… Điều này không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập cho người sản xuất, mà còn là giải pháp ứng phó hữu hiệu với những diễn biến “nóng lạnh” của thị trường, nhất là khi lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường.

Thực tế, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn của Việt Nam, nhất là các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản và cũng là thị trường Việt Nam nhập nhiều loại thiết bị máy móc, nguyên phụ liệu các ngành sản xuất như dệt may, da giày, hóa chất... Nhưng đa số các sản phẩm của Việt Nam lại xuất khẩu theo đường bộ, theo dạng tiểu ngạch nên tính rủi ro cao, nhất là khi có những diễn biến bất thường như dịch bệnh. Câu chuyện hàng trăm container thanh long, dưa hấu nằm “ăn tết” ở các cửa khẩu giáp với Trung Quốc là ví dụ điển hình. Đây chính là “gót chân Asin” của ngành nông nghiệp nước ta mà thiệt hại cuối cùng vẫn là người sản xuất.

Thanh long đang vào mùa thu hoạch ở các tỉnh Nam bộ với sản lượng hàng trăm nghìn tấn, nhưng giá chỉ còn 4-5 nghìn đồng/kg, giảm quá mạnh so với lúc cao điểm 20-30 nghìn đồng/kg khiến người trồng điêu đứng.

Với Thừa Thiên Huế, tác động này phần nào có thể thấy qua chuyện tôm thẻ chân trắng rớt giá sau tết, trái với thông lệ trước đây. Nguyên nhân được chỉ ra là do cung vượt quá cầu. Xét ở thị trường hẹp thì điều này hoàn toàn đúng, nhưng nhìn rộng hơn thì con tôm những năm trước đâu chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất sang Trung Quốc. Nay dịch bệnh xảy ra, đường sang Trung Quốc bị tắc nên con tôm cũng chung số phận; hoặc với ngành dệt may - một thế mạnh của Thừa Thiên Huế, nhưng có trên 70% nguyên phụ liệu phải nhập từ Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn. Trong tầm nhìn ngắn, các doanh nghiệp có thể chủ động được sản xuất nhờ nguồn nguyên phụ liệu dự trữ, nhưng dịch kéo dài, các doanh nghiệp sẽ khó hoàn thành các đơn hàng khi nguồn nguyên phụ liệu nhập từ Trung Quốc gặp khó.

Tái cơ cấu sản xuất cần một quá trình chuẩn bị và chuyển đổi, nhưng điều cần thiết lúc này là sự chủ động, năng động của các doanh nghiệp để ổn định sản xuất, hỗ trợ người nông dân tiêu thụ sản phẩm, giảm thiệt hại do tác động của dịch bệnh.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp

Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) được nhận giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (nay là Ban Quản lý Khu Kinh Tế, Công nghiệp TP. Huế) vào ngày 18/6/2015. Nhà máy được đặt tại Lô B-13, Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy, TP. Huế. Đây là doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài (tổng vốn đầu tư là 84.833.300 USD) với ngành nghề đặc thù - ngành sản xuất lon nhôm duy nhất tại TP. Huế đến nay.

Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp
Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế:
Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân

Chính quyền địa phương cùng nhà đầu tư đã nhiều lần ngồi lại, tìm giải pháp hướng đến lợi ích cho người dân trên cơ sở đúng pháp luật khi tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế. Bên cạnh đó, vẫn rất cần sự đồng thuận của người dân để tháo gỡ vướng mắc, đáp ứng tiến độ.

Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân
Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

Năm 2025, Nhà máy xi măng Đồng Lâm phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 1,5 triệu tấn clinker và hơn 1,4 triệu tấn xi măng. Để đạt kết quả này, Công ty CP xi măng Đồng Lâm triển khai nhiều giải pháp về nguồn cung nguyên liệu, đổi mới công nghệ và bước đầu đã đem lại kết quả tích cực.

Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm
Ngân hàng Thế giới: Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank), các nền kinh tế đang phát triển - chiếm 60% tăng trưởng toàn cầu - được dự đoán sẽ có triển vọng tăng trưởng dài hạn yếu nhất kể từ năm 2000. Ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu ổn định trong 2 năm tới, các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ tiến triển chậm hơn trong việc bắt kịp mức thu nhập của các nền kinh tế tiên tiến.

Ngân hàng Thế giới Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai
Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng

Kể từ ngày 7/1, khi các vụ cháy rừng nghiêm trọng hoành hành khắp khu vực Los Angeles (Mỹ), hơn 100.000 người đã phải tuân theo lệnh sơ tán bắt buộc. Ước tính ban đầu cho thấy, tổn thất được hưởng bảo hiểm có thể lên tới 20 tỷ USD và tổng thiệt hại kinh tế có khả năng sẽ chạm mốc 57 tỷ USD.

Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng

TIN MỚI

Return to top