ClockThứ Năm, 27/01/2022 08:25

Tạo điều kiện thuận lợi cho người nhập cảnh vào Việt Nam dịp Tết Nguyên đán

Ngày 26/1, Bộ Y tế có văn bản gửi các Bộ: Ngoại giao; Quốc phòng; Công an; Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người nhập cảnh vào Việt Nam nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2022.

Anh dỡ bỏ yêu cầu xét nghiệm với khách quốc tế tiêm phòng đầy đủThái Lan sẽ thu phí nhập cảnh 9 USD với khách quốc tế từ tháng 4Hướng dẫn mới về xét nghiệm nhanh với hành khách bay quốc tế nhập cảnhTừ 1/1/2022: Cách ly 3 ngày với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19Mỹ dỡ bỏ các hạn chế đi lại với 8 nước châu Phi từ ngày 31/12Tổ chức đón người Việt Nam về nước khi tình hình dịch bệnh đã khácBộ Giao thông vận tải đề xuất thí điểm bay quốc tế thường lệ từ ngày 15/12

Hành khách khai báo y tế trước khi nhập cảnh tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Bộ Y tế cho biết, hiện nay, tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại các tỉnh, thành phố đã đạt tỷ lệ cao; người từ 18 tuổi trở lên được tiêm 1 mũi đạt gần 100%, tiêm đủ 2 mũi đạt 95,6%, tiêm mũi 3 đạt 18,6%; trẻ em (12-17 tuổi) tiêm mũi 1 đạt 94,1%, tiêm đủ 2 mũi đạt 82,2%.

Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho người nhập cảnh vào Việt Nam nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2022 và đảm bảo công tác phòng, chống dịch, Bộ Y tế đề nghị các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tiếp tục chỉ đạo thực hiện các nội dung quy định tại Công văn số 10688/BYT-MT ngày 16/12/2021 của Bộ Y tế về việc phòng, chống dịch COVID19 đối với người nhập cảnh.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho người nhập cảnh vào Việt Nam nhân dịp Tết Nguyên đán năm 2022; hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch gồm thực hiện 5K, khai báo y tế trước khi nhập cảnh và ngay khi về đến địa điểm lưu trú; nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như sốt, ho, khó thở... thì hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm SARS-CoV-2 và xử trí theo quy định.

Bộ Y tế cũng đề nghị các Bộ và UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát các biện pháp phòng, chống dịch, xét nghiệm trong thời gian người nhập cảnh thực hiện tự theo dõi sức khoẻ tại nhà nơi lưu trú hoặc cách ly y tế tại nhà nơi lưu trú; kịp thời chấn chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch không phù hợp.

Công văn số 10688 đưa ra yêu cầu chung phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh bao gồm: Phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh trong 72 giờ trừ trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi, thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh.

Khi nhập cảnh Việt Nam cần cài đặt và sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID) để khai báo y tế, theo dõi sức khoẻ theo quy định của Việt Nam (đối với khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ thì khuyến khích sử dụng).

Trường hợp người nhập cảnh là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân (gồm vợ, chồng, con) chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine COVID-19 sẽ thực hiện tiêm chủng vaccine COVID-19 (tiêm miễn phí) trong thời gian thực hiện cách ly (nếu có nhu cầu).

Thực hiện chi trả chi phí xét nghiệm, chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và các chi phí liên quan khác (nếu có) trong phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/2/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế cũng đưa ra yêu cầu phòng, chống dịch đối với các trường hợp cụ thể như người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 và người nhập cảnh chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine COVID-19.

Theo Tin tức TTXVN  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững

Theo một nghiên cứu của nhóm vận động giao thông và môi trường có trụ sở tại Brussels, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới vẫn chưa nỗ lực hết sức trong tiến trình chuyển sang sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). Đồng thời, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng các nhà sản xuất dầu hiện đang đầu tư quá ít vào quá trình chuyển đổi này.

Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững
Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024

Theo dữ liệu sơ bộ vừa được công bố bởi Hiệp hội các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương (AAPA), mặc dù có những vấn đề nghiêm trọng về chuỗi cung ứng, nhưng các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương vẫn hoạt động tốt trong năm 2024. AAPA cho biết, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang tăng mạnh trên toàn khu vực, được thúc đẩy bởi nhu cầu du lịch giải trí và công tác. Song song đó, thị trường vận tải hàng không quốc tế cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, khi các doanh nghiệp bổ sung hàng tồn kho để chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm và các sự kiện bán hàng trực tuyến lớn.

Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024
Chỉ 1 ca dương tính với bệnh sởi

Chiều 16/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho hay, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 16 ca sốt phát ban nghi sởi tập trung ở 5/9 huyện, thị và thành phố. Trong đó, Phong Điền, Quảng Điền, Nam Đông mỗi huyện đều có 4 ca bệnh. Riêng 1 bệnh nhi ở Quảng Điền có kết quả dương tính với bệnh sởi.

Chỉ 1 ca dương tính với bệnh sởi

TIN MỚI

Return to top