ClockChủ Nhật, 26/04/2020 13:57

Nhớ ánh đèn sân khấu

TTH - Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tất cả các chương trình biểu diễn nghệ thuật đều phải tạm dừng, nghệ sĩ rất nhớ nghề sau mấy tháng xa ánh đèn sân khấu.

Mang âm nhạc về làngPhô diễn tinh hoa âm nhạc truyền thống Mông CổNgười tìm “lửa” cho sân khấu ca kịch Huế

Mấy tháng nay, nghệ sĩ không được đứng trên sân khấu biểu diễn nên rất nhớ nghề (Ảnh minh họa)

Nhớ nghề

Sau Tết Nguyên đán, tất cả các lễ hội, chương trình nghệ thuật đều tạm dừng, nghệ sĩ không còn được đứng trên sân khấu biểu diễn. Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế và Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế chỉ duy trì tập luyện theo từng nhóm và làm công việc chuyên môn, dừng tất cả các chương trình biểu diễn.

NSƯT Đình Dũng, Phó Giám đốc Phụ trách Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế cho hay, ngay khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhà hát đã dừng tất cả các chương trình biểu diễn và khuyến cáo nghệ sĩ không nên tham gia biểu diễn phục vụ khách du lịch. Từ khi thực hiện giãn cách xã hội, tất cả các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế đều ở nhà học lời, tập vở diễn chuẩn bị tham gia các liên hoan, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp. Dù vậy, dịch bệnh khiến hoạt động của nhà hát bị ảnh hưởng, hoạt động tập luyện bị ngưng trệ, tiến độ dàn dựng các vở diễn kéo dài.

Dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhưng các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế vẫn tập chương trình “Văn hiến kinh kỳ” và một số tiết mục trong chương trình khai mạc Festival Huế 2020 do nhà hát đảm nhận. Khi thực hiện 15 ngày giãn cách xã hội, nhà hát cho quay video các tiết mục để nghệ sĩ tự tập luyện ở nhà. “Sắp tới, nhà hát sẽ tổ chức tập luyện trở lại, chia theo nhóm không quá 20 người và thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang”, NSND Bạch Hạc, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế cho biết.

Đã mấy tháng không được biểu diễn trên sân khấu, các nghệ sĩ rất nhớ nghề. Khi ở nhà, nhiều người nhận ra, lúc trước đi diễn cực nhưng vui vì được sống với nghề. Nghệ sĩ Tuấn Lin bộc bạch: “Nghệ sĩ không được biểu diễn như bó tay, bó chân. Nghề cũng sẽ bị ảnh hưởng do lâu không được lên sân khấu, mặc dù chúng tôi vẫn tự ôn luyện tại nhà. Chỉ mong đại dịch qua mau để nghệ sĩ lại được đứng trên sâu khấu, đem niềm vui đến cho khán giả”.

Mong dịch sớm qua

Theo NSND Bạch Hạc, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các di tích thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tạm đóng cửa, không đón khách tham quan nên chắc chắn ảnh hưởng đến nguồn thu. Các hoạt động chuyên môn của nhà hát đều phải ngưng lại, chuyển sang quý 3 và quý 4. Nếu di tích mở cửa trở lại và thu vé đảm bảo, nhà hát mới có kinh phí để tổ chức các hoạt động chuyên môn. Nếu khó khăn, nhà hát vẫn tập luyện, duy trì các hoạt động hàng ngày. Ở Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật phải hủy cũng ảnh hưởng đến doanh thu của nhà hát.

Không chỉ nhớ nghề, việc dừng tất cả các chương trình biểu diễn nghệ thuật do dịch bệnh khiến đời sống nghệ sĩ gặp không ít khó khăn. Với sự quan tâm của Sở Văn hóa và Thể thao và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, các nghệ sĩ ở hai nhà hát vẫn được nhận lương cơ bản, kể cả nghệ sĩ diện hợp đồng và thời vụ, đảm bảo đời sống cho nghệ sĩ. Tuy nhiên, các khoản thu nhập tăng thêm, bồi dưỡng biểu diễn và thu nhập từ việc tham gia biểu diễn thêm bên ngoài đều không có nên khá khó khăn.

Với nghệ sĩ tự do, cuộc sống càng khó khăn hơn khi các hoạt động văn hóa, nghệ thuật bị ngưng trệ. Thu nhập chính của nghệ sĩ P.H. là từ việc dạy đàn và biểu diễn Ca Huế trên sông. Từ khi dịch bệnh bùng phát, học sinh nghỉ học, Ca Huế trên sông cũng dừng hoạt động, nghệ sĩ P.H. không có thu nhập, cuộc sống chật vật. Nghệ sĩ T.T, một nghệ sĩ hát Ca Huế trên sông cũng thất nghiệp, phải trả lại phòng trọ ở Huế để về quê nhà ở Phong Điền.

Nghệ sĩ P.H. mong mỏi: “Nhiều nghệ sĩ đi Ca Huế trên sông chỉ là nghề tay trái nên khi dừng hoạt động, họ vẫn có lương. Nhưng với những người coi việc đi Ca Huế trên sông là công việc chính như tôi, cuộc sống rất khó khăn. Trước đây, mùa hè mỗi đêm tôi biểu diễn Ca Huế 1-2 sô, mùa đông ít hơn nhưng vẫn đủ trang trải cuộc sống, nhưng giờ thì… Chỉ mong dịch bệnh qua mau để ổn định cuộc sống”.

Mùa dịch, khó khăn không phải của riêng nghệ sĩ nên họ vẫn tỏ ra lạc quan, tin tưởng dịch bệnh COVID-19 sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Nghệ sĩ Tuấn Lin chia sẻ: “Mùa dịch tất nhiên phải khó rồi, tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng vào các chính sách quyết liệt của cả hệ thống chính trị sẽ chiến thắng đại dịch. Nghệ sĩ cũng thực hiện nghiêm túc các quy định của tỉnh và Chính phủ, đồng thời bằng những hành động cụ thể nhằm góp phần vào công cuộc chống dịch, như quyên góp quỹ chống dịch, sáng tác thơ và ca khúc để cổ vũ tinh thần chống dịch”.

Bài, ảnh: MINH HIỀN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gấp rút thi công sân khấu Countdown Huế 2025

Dù thời tiết không thuận lợi do mưa lạnh kéo dài, song những ngày này, hàng chục công nhân, kỹ sư của các đơn vị thi công sân khấu chính của Chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025 vẫn nỗ lực hết mình để đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ.

Gấp rút thi công sân khấu Countdown Huế 2025
Đưa gánh hàng rong lên... sân khấu

Một trong những công trình nghệ thuật chuẩn bị cho sự kiện chào mừng Ngày Quốc khánh (2/9/2024) và hướng tới những ngày lễ trọng đại trong năm 2025 của Hội Nghệ sĩ Múa Thừa Thiên Huế là “Gánh hàng rong xứ Huế”. Tác phẩm được phát triển từ ý tưởng của nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế, khi ông lấy cảm hứng từ những bước chân tần tảo của các o, các mệ Huế bán hàng rong trên đường phố xưa.

Đưa gánh hàng rong lên  sân khấu
Lý luận, phê bình vẫn là “khoảng trống” của sân khấu

Có vai trò dẫn dắt dư luận, định hướng thị hiếu thẩm mỹ cho công chúng, nhưng trên thực tế, hoạt động lý luận, phê bình có phần đứng ngoài rìa đời sống sân khấu, khiến sân khấu thêm trầm lắng và ảm đạm. Đây là tình trạng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” đã được đề cập suốt nhiều năm qua, song chưa được giải quyết thấu đáo, gây không ít trăn trở cho những người nặng lòng với sân khấu nước nhà.

Lý luận, phê bình vẫn là “khoảng trống” của sân khấu
Áo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok?

Trong khuôn khổ Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024, lần đầu tiên, áo dài Việt Nam đứng chung sân khấu với hanbok của Hàn Quốc trong một đêm trình diễn. Tuy vậy, áo dài và hanbok lại có hai số phận khác nhau, dù rằng đều là trang phục truyền thống của hai dân tộc.

Áo dài đứng chung sân khấu với hanbok và bao giờ được như hanbok
NSND Ngọc Bình dành cả đời cho sân khấu

Nói đến ca kịch Huế không ai không nghĩ ngay đến Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Ngọc Bình, nguyên Giám đốc Nhà hát Ca kịch Huế, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Thừa Thiên Huế, người đã dành cả đời cho sân khấu.

NSND Ngọc Bình dành cả đời cho sân khấu

TIN MỚI

Return to top