ClockThứ Ba, 05/01/2021 14:00

Vẫn mong chờ một đường sách

TTH - Sau một thời gian dài đường sách Hai Bà Trưng đóng cửa vì những sai phạm trong quá trình triển khai, nhiều người vẫn trông chờ Huế sẽ có một không gian đường sách mới. Ở đó, không chỉ có không gian văn hoá đọc mà còn là nơi tổ chức nhiều sự kiện liên quan, trở thành điểm đến của người dân, gia đình, trường học…

“Sách trong đời sống Huế”Tập trung nguồn lực chỉnh trang hai bờ sông HươngKhông gian đọc bên bờ sông Hương

Nhiều ý kiến cho rằng, không gian đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, dọc bờ sông Hương là nơi lý tưởng để làm đường sách

Ngày đường sách Hai Bà Trưng – đường sách đầu tiên của Huế ra đời, nhiều người đã tỏ ra không hài lòng về cách triển khai cũng như địa điểm được chọn và những dự cảm không thành công. Đúng như thế, chỉ hơn một năm đường sách ấy đã lộ rõ những sai phạm buộc phải chấm dứt hoạt động. Nhiều ý kiến cho rằng, thất bại đó như một bài học để những cơ quan liên quan phải nhìn lại và làm tốt hơn.

Nhắc đến việc tạo mới không gian đường sách cho Huế, người ta nghĩ những con đường thơ mộng, rợp bóng cây xanh và nằm ngay trung tâm thành phố. Việc cần làm đó là nghiên cứu cách thức tổ chức sao cho phù hợp. Đường sách Nguyễn Văn Bình ở TP. Hồ Chí Minh là một điển hình thành công, tạo sự lan toả cho các đường sách khác trên cả nước. Những người tạo nên không gian đường sách này đã đúc kết kinh nghiệm thành công với rất nhiều yếu tố hoà quyện lại. Trong đó, xác định được mục tiêu là yếu tố đầu tiên. Ngoài ra, sự hỗ trợ và chủ trương của các cấp lãnh đạo, xây dựng cơ chế xã hội hoá, chọn đơn vị tham gia đủ điều kiện, có đội ngũ quản lý có năng lực, địa điểm thích hợp, truyền thông và quảng bá… cũng vô cùng quan trọng.

Một vài nhà nghiên cứu Huế thời gian qua tỏ ra hài lòng, khi những hiện vật trưng bày của Bảo tàng Lịch sử tỉnh được chuyển đi nơi khác, để trả lại không gian đúng nghĩa cho di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn trên đường 23/8, TP. Huế. Không gian này được các đơn vị chuyên môn xây dựng thành một bảo tàng giáo dục khoa cử. Từ đó, một số nhà nghiên cứu cho rằng, cần tính toán và xây dựng một đường sách ở gần khu vực di tích Quốc Tử Giám, bởi quanh đó có rất nhiều con đường đẹp, có hệ thống cây xanh thoáng mát và quan trọng tạo nên sự kết nối giữa các không gian văn hoá, giáo dục.

Ở đó, còn là “cửa ngõ” ra vào của du khách khi đến Huế tham quan Kinh thành Huế, tạo nên một không gian cho khách du lịch vừa tham quan, vừa nghỉ chân thư giãn, vừa tìm cho mình những cuốn sách ưng ý. Trong đó, cần tính toán trưng bày những không gian sách chuyên giới thiệu, bày bán sách về Huế. “Tất nhiên đó là ý kiến của cá nhân, ở Huế vẫn còn nhiều con đường với không gian đẹp, chẳng hạn có thể có một đường sách trên tuyến đường đi bộ cạnh sông Hương. Để làm được việc này, cần có những khảo sát cụ thể, lấy ý kiến của nhiều giới chuyên môn”, một nhà nghiên cứu, nói. 

GS.TS. Triết học Thái Kim Lan kể rằng, từng đi nhiều nơi trên thế giới và khá ấn tượng với những con đường sách của những nước bạn. Nghĩ về Huế, bà Lan nói rằng Huế thừa sức và có thể tạo nên một không gian đường sách như thế. Chẳng hạn như thủ đô Paris của Pháp, người ta làm một con đường sách dọc theo bờ sông với rất nhiều ki ốt sách rất đẹp, ai đi qua cũng nán lại để tham quan, mua sách và đọc.  “Tôi thấy đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu dọc sông Hương rất lý tưởng để tạo nên đường sách. Đó là con đường đẹp, nằm ngay trung tâm và có rất nhiều người dân, du khách dạo bộ, vui chơi”, bà Lan nêu ý tưởng.

Bà Phạm Thị Quỳnh Dao, Trưởng phòng Văn hoá – Thông tin TP. Huế cho biết, gần đây có hai đơn vị có mong muốn mở không gian đường sách ở Huế. Hiện tại, hai đơn vị này đang đi khảo sát vị trí, địa điểm để triển khai. Tiếp đó, sẽ lên ý tưởng, mô hình cho đường sách. “Thành phố cũng mong họ mạnh dạn tìm hiểu địa điểm, mô hình. Sau đó báo cáo lên thành phố, nếu hợp lý thành phố xem xét, bố trí để triển khai”, bà Dao cho hay.

Quảng bá hình ảnh Huế qua sách

Đó là mục tiêu của đề án thiết lập và phát triển tủ sách Huế giai đoạn 2020-2025 vừa được UBND tỉnh phê duyệt. Đề án này chỉ rõ, trong năm 2021, sẽ thành lập hội đồng tuyển chọn, tổ chuyên gia thẩm định và tổ giúp việc. Song song đó, xây dựng quy định tiêu chí, chọn ấn phẩm, quy định quản lý khai thác tủ sách Huế; ra mắt “Địa chí Văn hoá Huế” - tác phẩm đặt hàng đầu tiên vào Tủ sách Huế; thiết kế logo nhận diện đặc trưng cho tủ sách Huế…

Ở giai đoạn 2021-2025, hội đồng và tổ giúp việc sẽ họp bàn để chọn ấn phẩm vào tủ sách Huế, xây dựng quỹ phát triển tủ sách, xây dựng app tủ sách Huế, nghiên cứu xây dựng tổ chức tủ sách Huế trong cộng đồng và trường học. Đề án cũng xác định, việc hình thành tủ sách Huế chính là phát triển văn hóa đọc. Tủ sách Huế còn hướng đến giới thiệu các cuốn sách quý, hình thành bộ quà tặng có ý nghĩa văn hóa của vùng đất Cố đô, xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học cho việc nghiên cứu Thừa Thiên Huế trên tất cả các lĩnh vực…

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top