ClockThứ Ba, 25/07/2023 17:08

“Truyện ngắn Huế từ năm 2000” – dấu ấn văn xuôi Huế mở đầu thiên niên kỷ mới

TTH - Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với NXB Thuận Hóa phát hành cuốn “Truyện ngắn Huế từ năm 2000”. Sách dày trên 700 trang, tuyển chọn 58 truyện ngắn của 29 tác giả là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, được công bố từ năm 2000 đến nay. Đây là tuyển tập truyện ngắn mở đầu thiên niên kỷ mới (thế kỷ XXI) của văn xuôi Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng“Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc trong tiến trình đổi mới, xây dựng đất nước phồn vinh hạnh phúc”

leftcenterrightdel
 Sách có hình thức đẹp, trang nhã, nội dung và chất lượng dày dặn

29 tác giả góp mặt trong sách thể hiện 3 thế hệ cầm bút ở Huế. Thế hệ thứ nhất là những người đã thành danh trong chiến tranh chống Mỹ, như Hồng Nhu, Nguyễn Quang Hà, Nguyễn Khắc Phê, Hà Khánh Linh, Vĩnh Nguyên… Thế hệ thứ hai là những tên tuổi trưởng thành từ sau ngày đất nước thống nhất: Trần Thùy Mai, Nhất Lâm, Dương Thành Vũ, Phạm Xuân Phụng, Nguyên Quân, Tô Vĩnh Hà… Thế hệ thứ ba xuất hiện từ sau thời kỳ đổi mới (1986), như Trần Hạ Tháp, Hồ Đăng Thanh Ngọc, Nhụy Nguyên, Lê Minh Phong, Lê Vũ Trường Giang, Trần Băng Khuê…

Với một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh như Việt Nam, nỗi ám ảnh chiến tranh sau bao nhiêu năm hòa bình vẫn còn thường trực. Những câu chuyện về một thời hào hùng, những gương mặt sáng ngời giữa những mất mát đau thương không gì sánh nổi bởi chiến tranh. Người đọc có thể hình dung ra quá trình trưởng thành trong cách phản ánh, nghiền ngẫm về hiện thực chiến tranh, từ chỗ miêu tả thời sự đến việc chiêm nghiệm, phân tích những bi kịch hậu chiến qua các trang viết của các nhà văn tên tuổi, như: Nguyễn Quang Hà (Người cha), Hà Khánh Linh (Người trong cổ tích, Vĩ thanh màu hồng phấn), Vũ Mạnh Lập (Tiếng nổ, Được làm lính Cụ Hồ), Hoàng Việt Hùng (Âm hưởng chiến tranh), Dương Thành Vũ (Khoảng lặng)… Người đọc gặp lại từ những trang viết đó những hình tượng chân dung người lính, những người làm cách mạng với vẻ đẹp lý tưởng một thời, những câu chuyện cảm động về những người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, chấp nhận hy sinh vì các mục đích cao cả của công cuộc thống nhất đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh… Một số truyện ngắn đã đề cập đến nỗi đau của sự tha hóa thời hậu chiến, như truyện “Chuyện ở làng Mai” của Nguyễn Quang Hà, “Điều không thể biết” của Tô Vĩnh Hà…

Một số truyện đã đi vào sử thi, kể lại những huyền sử một thời như dựng lại thế trận binh pháp thời Tây Sơn ở “Thế trận linh xà” của Trần Hạ Tháp, kể lại chuyện vua Hàm Nghi xuất bôn kháng chiến trong “Ngủ giữa trùng sơn” của Lê Vũ Trường Giang, hay cũng kể về vua Hàm Nghi khi đã trở thành họa sĩ trong “Mặt trời ở cánh đồng chim” của Trần Thùy Mai.

Cuộc sống đời thường muôn mặt hiện lên trong các truyện ngắn với nhiều cách thức thể hiện, nhiều góc nhìn đa chiều. Hầu hết các tác phẩm đều đề cập đến các vấn đề cốt tử của cuộc sống đời thường hôm nay: sự lãnh cảm, cái ác đang tồn tại khốc liệt… Những trang văn cũng muốn thức tỉnh con người trước sự suy thoái đạo đức, xây dựng tinh thần nhân ái truyền thống của dân tộc. Những trang văn của Hồng Nhu, Nhất Lâm, Nguyễn Thị Duyên Sanh… ít nhiều đã gắn bó với cánh đồng, làng quê, cảnh cũ người xưa đầy nhân ái, đầy thấu cảm với những kiếp người chìm nổi… Đặc biệt, các nhà văn đã đề cao hình ảnh những người nhân hậu, thủy chung, luôn mở rộng vòng tay cứu giúp những người gặp hoạn nạn khó khăn trong đời sống, thể hiện phẩm chất cao đẹp, quý giá nhất của con người. Các truyện ngắn này vì thế có ngôn ngữ thâm trầm, ngọt ngào lẫn day dứt. Văn phong của người viết mộc mạc và bình dị, ngôn ngữ gần gũi, đậm đà giọng Huế.

Nhưng từ tuyển tập truyện này cũng đã nhận ra sự cách tân mạnh mẽ của một số cây bút. Những truyện ngắn “Bức tường trong chai Telquinla” (Trần Băng Khuê), “Tiếng gọi” (Lê Minh Phong), “Bụi không là ảo ảnh” (Nhụy Nguyên), “Mọi chuyện vẫn ổn cả” (Hồ Đăng Thanh Ngọc)… đã hiện đại hóa thể loại truyện ngắn. Nhắc đến những cây bút cách tân sau này, nhà phê bình Phan Tuấn Anh từng nhận xét: “Họ là những đại diện điển hình cho văn học giai đoạn thứ hai. Nếu như giai đoạn trước họ chỉ mới là những người tiềm năng, thì trong khoảng gần 10 năm qua, họ đã trở thành những người dẫn đường cho văn học Huế, thậm chí văn học Việt Nam ở một phương diện nào đó…”

Sách có hình thức đẹp, trang nhã, nội dung và chất lượng dày dặn, xứng đáng là cuốn sách nên tìm đọc hiện nay.

Bài, ảnh: Khánh Chu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2: Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin

Có một điều dễ dàng nhận thấy, trong chương trình mỗi kỳ họp của HĐND tỉnh, ngoài những vấn đề liên quan đến chương trình, đề án lớn của tỉnh, nhiều quyết sách liên quan đến đời sống dân sinh luôn được các đại biểu quan tâm. Từ đó, tạo dựng niềm tin trong dân, góp phần làm thay đổi một vùng đất.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2 Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1: Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ

Là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, quê hương, hoạt động của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế luôn được đổi mới. Từ đầu nhiệm kỳ 2021 – 2026 đến nay, HĐND tỉnh đã ban hành trên 550 nghị quyết (NQ), trong đó có những NQ đã góp phần quan trọng trong việc kiến tạo và phát triển Thừa Thiên Huế trên bước đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1 Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ
Dấu ấn áo xanh tình nguyện hè

25 năm qua, hàng triệu thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên Thừa Thiên Huế nói riêng đã cùng nhau chung sức, chung lòng trên hành trình trưởng thành của tuổi trẻ, đó là Chiến dịch Thanh niên tình nguyện (TNTN) hè.

Dấu ấn áo xanh tình nguyện hè
Châu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giới

Hãy tưởng tượng bạn bước vào cửa hàng tạp hóa địa phương và tìm thấy một món ăn nhẹ không chỉ thỏa mãn cơn thèm ăn, mà còn được thưởng thức món ăn thể hiện di sản văn hóa và hương vị địa phương. Hãy nghĩ đến khoai tây chiên vị phở Việt Nam hoặc đồ ăn nhẹ vị dưa chuột ở Trung Quốc, nơi người ta tin rằng đặc tính làm mát của loại củ quả này có thể chống lại sự nóng bức, khái niệm về ẩm thực tốt cho sức khỏe nổi tiếng trong truyền thống của Trung Quốc.

Châu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giới

TIN MỚI

Return to top