ClockThứ Ba, 04/04/2023 14:46

Tiếp nối dòng chảy thơ thiền

TTH - Với tuần lễ thơ thiền Việt Nam được tổ chức tại Huế cuối tháng 3 vừa qua, những giá trị của thơ thiền suốt chiều dài lịch sử tiếp tục được khẳng định và lan tỏa trong đời sống đương đại.

Lan tỏa giá trị thơ thiền Việt NamTriển lãm 30 tác phẩm thư pháp về thơ thiền Việt Nam

leftcenterrightdel
 Triển lãm thơ thiền Việt Nam qua thư pháp chữ Hán

Tinh túy

Thiền thi là dòng thơ thể hiện ý vị thiền học gắn với cảm xúc, truyền nhận sự cảm nhận thế giới của Thiền học, bộc lộ được vẻ đẹp của thế giới thiên nhiên, tâm hồn. Các tác phẩm thi kệ của các thiền sư được xem là nền tảng ban đầu của dòng văn học viết Việt Nam.

Theo Giáo sư - Thiền sư Lê Mạnh Thát, thơ thiền là một trong những truyền thống đáng trân quý nhất của văn học Việt Nam. Thơ thiền phần lớn được viết ra không phải trong lúc nhàn tản hay cao hứng, mà từ trực nghiệm của nhà thơ khi phải đối diện với những vấn đề đời thực trong những hoàn cảnh đời thực.

Những giá trị tinh thần, trí tuệ, tâm hồn hàng ngàn năm của người Việt được cô đọng vô cùng sâu sắc qua các bài thơ thiền của các vị thiền sư, chân tu, đạo hạnh và thể hiện đậm nét nhất qua các thời Lý – Trần – Lê – Nguyễn. Đọc thơ thiền, người đọc không chỉ cảm nhận những sắc thái về Phật giáo mà còn về cuộc sống, về đạo, về đời và lối hành xử trong các tình huống khác nhau của cuộc sống.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, thơ thiền Việt Nam là viên ngọc quý trong gia tài văn học Việt Nam với những đóng góp hết sức quan trọng ngay từ buổi đầu khi thi ca Việt Nam ra đời. Khi giới thiệu về thi ca Việt Nam, người ta đều giới thiệu thơ thiền dưới hình thức là thơ văn Lý – Trần.

leftcenterrightdel
 Tuần lễ thơ thiền Việt Nam tại Huế thu hút sự quan tâm của nhiều người

Với sự nỗ lực của nhà thơ Nguyễn Duy và các nhà văn ở Mỹ, tuyển tập “Thơ thiền Lý – Trần” tam ngữ Hán – Việt – Anh ra đời như một tác phẩm nghệ thuật, được trình bày công phu và đậm chất thiền vị. Tác phẩm này được triển lãm ở Việt Nam, Mỹ, châu Âu. Tiếp đó là tuyển tập “Thơ thiền Lê – Nguyễn” tam ngữ cũng ra mắt độc giả, cho thấy nỗ lực nghiên cứu về thơ thiền Việt Nam được mở rộng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài.

Tuần lễ thơ thiền Việt Nam được tổ chức tại Huế tiếp tục làm sáng tỏ giá trị của thơ thiền suốt chiều dài lịch sử, không chỉ ở thời Lý – Trần mà cả thời Lê – Nguyễn. “Những hoạt động ngâm diễn thơ thiền, trình bày thơ thiền dưới dạng thư pháp giúp chúng ta thấy những giá trị độc đáo của di sản này. Những hoạt động này nên được tiếp tục phát triển sẽ là đóng góp lớn làm sáng tỏ giá trị của thi ca Việt Nam chứ không phải chỉ riêng thi ca Trung đại”, ông Hoa nói.

Tiếp nối dòng chảy

Tuần lễ thơ thiền Việt Nam cũng cho thấy dòng chảy thơ thiền luôn được tiếp nối. Ngoài triển lãm, diễn xướng thơ thiền, buổi tọa đàm về thơ thiền Việt Nam đề cập đến nhiều vấn đề về thiền tính, thiền vị, giá trị tư tưởng, như: Thơ thiền Việt Nam gắn với tư tưởng hộ quốc an dân, gắn với tư tưởng giữ nước, cư trần lạc đạo, dòng chảy của thơ thiền từ thời Lý – Trần đến đương đại…

TS. Nguyễn Thị Tịnh Thy cho rằng, dòng chảy của thơ thiền trong thơ đương đại vẫn được tiếp nối. Thơ thiền và thiền tính trong thơ đương đại vẫn dồi dào và là sự tiếp nhận đầy sáng tạo, thể hiện ở thể thơ phong phú hơn, ngoài tứ tuyệt còn có lục bát, thơ bảy chữ, thơ tự do… Đề tài cũng rất đa dạng, không chỉ về tôn giáo mà cả về phong cảnh, thế sự, thậm chí đời tư cá nhân vẫn có chất thiền. Có thể kể đến thơ của thiền sư Thích Nhất Hạnh, sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh, nhà thơ Bùi Giáng… thể hiện tâm thế vô ưu, an nhiên, tự tại.

Tuần lễ thơ thiền được các nhà thơ, các nhà nghiên cứu văn hóa ở Huế và cả nước, các học giả ở nước ngoài quan tâm. Chị Lê Thị Kim Hoa (TP. Huế) chia sẻ, sự kiện văn hóa này giúp mọi người cảm nhận sâu sắc triết lý, những tư tưởng minh triết của người xưa ẩn chứa qua thơ thiền. Đây cũng là cơ hội để giới trẻ sau này tiếp cận, hiểu hơn về tinh hoa văn hóa của dân tộc được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Từ Pháp, GS. Cao Huy Thuần gửi thư bày tỏ sự phấn khởi khi tuần lễ thơ thiền được tổ chức tại Huế. Ông mong thơ thiền vẫn còn sống trong thời đại này, bởi lẽ, chất thiền càng mạnh trong chất đạo thì đạo càng vững, mà đạo càng vững thì phong hóa đạo đức trong xã hội càng vững, an ninh mới bảo đảm. “Không nhất thiết phải có tiếng chuông, ngôi chùa hay những từ ngữ có liên quan đến Phật giáo trong thơ thì thơ mới là thơ thiền. Đó là thơ đạo, bây giờ khá nhiều và nhiều bài rất hay”, GS. Cao Huy Thuần nói.

Đại đức, Tiến sĩ Thích Trung Định cho hay, thơ thiền rất cần thiết trong cuộc sống hiện tại. Trong thời đại 4.0, nhịp sống hối hả, thơ thiền làm lắng đọng tâm tư, giúp mọi người tĩnh tâm và thiết lập một đời sống an lành, hạnh phúc.

Theo nhà văn Nguyễn Bá Chung (Mỹ), trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa nước ta lan tỏa ra thế giới và văn hóa thế giới cũng du nhập mạnh mẽ vào nước ta. Thiền đã được thế giới chấp nhận và có mặt trong mọi lĩnh vực: văn hóa, khoa học, tâm lý, y tế, thể dục, âm nhạc, thi ca… Alan Watts trong tác phẩm “Con đường Thiền quán” (The Way of Zen) đã viết thiền là “một trong những món quà quý giá nhất của Á châu tặng cho thế giới”. Vì thế thơ thiền, nhất là thiền tông Việt Nam, có thể trở thành gạch nối văn hóa giữa Việt Nam và toàn cầu.

Bài, ảnh: MINH HIỀN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top