ClockThứ Tư, 03/07/2019 05:45

Giữ "lửa"

TTH - Là người có uy tín của thôn A Niêng Lê Triêng 1 (xã Hồng Trung huyện A Lưới), già làng Hồ Văn Hạnh luôn nỗ lực quảng bá và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Pa Cô.

Gìn giữ truyền thống dân tộc“Nhà của làng” sẽ đông và vui?Khôi phục 20 nhà dài truyền thống ở A Lưới

Già làng Hồ Văn Hạnh (bên phải) trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm với các đại biểu tại Đại hội các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ III

Giới thiệu bản sắc văn hóa cộng đồng

Rời xa quê cha đất tổ, cùng vợ khăn gói đến Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc tại Đồng Mô, Sơn Tây (Hà Nội) với mong muốn giới thiệu và quảng bá văn hóa của dân tộc mình đến du khách thập phương là câu chuyện thường được bà con nhắc đến khi nói về già làng Hồ Văn Hạnh.

Từ năm 2017 đến cuối năm 2018, nhóm nghệ nhân của già Hạnh được giao nhiệm vụ đại diện cho dân tộc Tà Ôi, Pa Cô đến làng văn hóa để bảo tồn, giới thiệu bản sắc văn hóa cộng đồng, tái hiện các ngày lễ, nghi lễ truyền thống cho các đoàn khách trong và ngoài nước cùng giao lưu, tìm hiểu…

“Trước đây, chúng tôi chỉ quen biểu diễn trong phạm vi cộng đồng nhỏ, việc tiếp xúc với các đoàn du khách lớn, nhất là khách nước ngoài khiến các nghệ nhân có phần e dè. Để khắc phục, chúng tôi dành nhiều thời gian để làm quen, học hỏi kinh nghiệm từ các bạn làng xung quanh”, ông Hạnh chia sẻ.

Vượt qua không ít khó khăn, bỡ ngỡ với môi trường mới, nhất là giao tiếp chủ yếu bằng tiếng phổ thông, ông Hạnh đã nhanh chóng kết thân với các nhóm nghệ nhân khác, sẵn sàng giao lưu, chia sẻ bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc mình. Nhờ những hoạt động tích cực, ông Hạnh được 13 dân tộc và Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc tại Đồng Mô, Sơn Tây tín nhiệm bầu làm Trưởng bản đoàn kết cộng đồng. Trong vai trò mới, ông Hạnh luôn là “hạt nhân” gắn kết các dân tộc tại làng với tinh thần đoàn kết, hợp tác để cùng phát triển, đa dạng hóa vùng văn hóa của các dân tộc.

Cuối năm 2018, ông Hạnh trở về với vùng đất núi rừng A Lưới sau khi hoàn tất công việc tại làng văn hóa.

Giữ gìn văn hóa truyền thống

“Ủng hộ xóa bỏ hủ tục, tiếp thu cái mới để phát triển, nhưng già làng Hạnh cũng luôn nhắc nhở chúng tôi giữ gìn văn hóa của dân tộc, nhất là chữ viết và các nghi lễ truyền thống. Mỗi khi có điều không rõ về văn hóa người dân Pa Cô, chúng tôi đều đến tham khảo ý kiến của già”, anh Hồ Văn Tơi, người dân thôn A Niêng Lê Triêng 1 không giấu sự hào hứng, kính nể khi kể về già làng Hồ Văn Hạnh.

Già Hạnh còn được biết đến như một nghệ nhân văn hóa dân gian thực thụ khi dày công sưu tầm, lưu giữ các điệu múa cổ như: Cha chấp, Boi bói, Ca lơi... Ông cũng là một trong số ít người biết cách chế tác nhạc cụ của người Pa Cô như Câr dóc Adoll (nhạc cụ làm bằng sừng hươu, thổi bằng miệng), A bel (nhạc cụ kéo 1 dây), khèn, sáo. Cũng vì thế mà ông luôn canh cánh nỗi lo mai một văn hóa truyền thống của dân tộc khi giới trẻ dần không mấy hứng thú với nhạc cụ truyền thống.“Quan trọng nhất là tạo được sự hứng thú cho lớp trẻ khi tiếp xúc với văn hóa truyền thống của dân tộc, những thủ tục rườm rà, không hợp thời có thể lược giản để phù hợp hơn với tình hình hiện nay”, già làng Hạnh cho biết.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới đánh giá, với sự góp sức của già làng Hồ Văn Mạnh, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn xã Hồng Trung nói riêng và A Lưới nói chung đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhiều hộ gia đình đã dành thời gian sưu tầm, phục hồi các loại hình văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số như: dân ca, dân nhạc, dân vũ, trang phục, ẩm thực, nghi lễ…

Già làng Hồ Văn Hạnh là một trong 22 cá nhân được UBND huyện A Lưới tặng Giấy khen trong thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ II năm 2014, tại Đại hội các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ III, diễn ra cuối tháng 6 vừa qua.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top