ClockThứ Năm, 15/09/2022 19:49

Đề xuất giải pháp bảo tồn, trùng tu Quốc Tử Giám sau vụ hỏa hoạn

TTH.VN - Liên quan đến vụ hỏa họa ở dãy nhà bên trong Di tích Quốc Tử Giám – trụ sở và là nơi trưng bày của Bảo tàng Lịch sử tỉnh, đơn vị này vừa có kiến nghị gởi cấp trên quan tâm, bố trí kinh phí xây dựng bảo tàng ở địa điểm mới.

Cảnh báo phòng, chữa cháy trong di tíchVụ cháy di tích Quốc Tử Giám: Hiện vật không bị ảnh hưởngHỏa hoạn bên trong Quốc Tử Giám

Dãy nhà bên trong Di tích Quốc Tử Giám gặp hỏa hoạn

Ngày 15/9, Bảo tàng Lịch sử tỉnh cho biết đã có báo cáo thực trạng cũng như đề xuất giải pháp sau gần một tháng xảy ra vụ hỏa hoạn.

Theo Bảo tàng Lịch sử tỉnh, đơn vị đã đóng tại cơ sở Quốc Tử Giám gần 40 năm. Vì thế, việc bố trí trưng bày (trong nhà, ngoài trời), kho bảo quản hiện vật… hết sức khó khăn, không đúng quy chuẩn bảo tàng và khó đáp ứng nhu cầu của khách tham quan ngày càng cao.

Đơn vị này cũng kiến nghị các ban ngành chức năng tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng, hiện trạng các dãy trưng bày tại bảo tàng để có phương án đề xuất các giải phảp bảo tồn, trùng tu theo quy định để bảo đảm an toàn tổng thể cho di tích Quốc Tử Giám lâu dài.

Ngoài ra, quan tâm bố trí kinh phí sửa chữa cấp thiết một số cơ sở vật chất tại Quốc Tử Giám và sửa chữa chạy lại hệ thống điện để đảm bảo an toàn trước mắt.

Trước đó, Thừa Thiên Huế Online đã thông tin, vụ hỏa hoạn đã xảy ra một dãy nhà bên trong di tích Quốc Tử Giám trên đường 23 Tháng 8, ở khu vực Kinh thành Huế, chiều 17/8.

Dù không thiệt hại nhiều các hiện vật nhưng vụ hỏa hoạn đã làm sập 1/4 mái nhà của dãy trưng bày. Mái nhà này được làm bằng ngói liệt, kết cấu gỗ rất dễ bắt lửa.

Nói về vụ hỏa hoạn này, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Huế cho rằng cần xem lại chuyện bảo vệ di tích, công trình kiến trúc gỗ nhiều nơi nói chung và bên trong Kinh thành Huế nói riêng trước các vụ hỏa hoạn.

Tin, ảnh: N. Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học

Ngày 9/11, Hạt Kiểm lâm TX. Hương Thủy phối hợp với Trường TH&THCS Dương Hòa (TX. Hương Thủy) tổ chức chương trình truyền thông với chủ đề Hội thi tìm hiểu kiến thức về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho học sinh nhà trường năm 2024.

Truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học

TIN MỚI

Return to top