ClockChủ Nhật, 04/07/2021 10:48

Ngày hội văn hoá dân tộc Mông lần thứ III sẽ diễn ra tại tỉnh Lai Châu

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ III dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày tháng 9/2021 tại thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.

Sáng tác và hát nhạc tiếng Tà Ôi40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Những ký ức không quênMỗi gia đình tiêu biểu là một tế bào tốt của xã hội

Giao lưu biểu diễn văn nghệ tại không gian văn hóa của đồng bào dân tộc Mông trong Ngày Tết Độc lập. Ảnh: Quý Trung/TTXVN

Đây là một sự kiện lớn, hướng đến kỷ niệm 76 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2021); thể hiện sự tôn vinh văn hóa dân tộc Mông - một dân tộc giàu truyền thống văn hóa trong cộng đồng 54 dân tộc anh em.

Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ III có sự tham gia của 14 tỉnh gồm: Lai Châu, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái và Đắk Lắk.

Với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông/Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển", Ngày hội văn hoá dân tộc Mông lần thứ III dự kiến sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đặc sắc như: Liên hoan văn nghệ quần chúng gồm các tiết mục dân ca, dân vũ, dân nhạc đặc trưng của dân tộc Mông; trình diễn trang phục dân tộc Mông; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa và các trò chơi dân gian của dân tộc Mông; không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và du lịch của 14 tỉnh tham gia Ngày hội; thi giã bánh giầy; triển lãm "Đặc trưng văn hóa dân tộc Mông trong cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam"; hoạt động thể thao quần chúng dân tộc Mông; tổ chức đoàn Famtrip (các hãng lữ hành trong nước) khảo sát du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại tỉnh Lai Châu…

Bên cạnh đó, còn có một số hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội của tỉnh Lai Châu như: Hội nghị Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu năm 2021; không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch, sản phẩm OCOP, nông sản địa phương của các huyện, thành phố, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp thuộc tỉnh Lai Châu; không gian giới thiệu ẩm thực; triển lãm ảnh về miền đất, con người Lai Châu.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ III là dịp để các tỉnh tham gia có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành và đồng bào các dân tộc ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; qua đó, giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mông tới bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng lưu ý, trong trường hợp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, có nguy cơ lây nhiễm tại nhiều địa phương trên cả nước, thời gian tổ chức Ngày hội có thể được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Ngày hội Sức khoẻ

Chiều 8/1, tại Trường tiểu học Phú Mậu, quận Thuận Hóa, TP. Huế diễn ra “Ngày hội Sức khoẻ” (NHSK) do Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức.

Ngày hội Sức khoẻ
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

TIN MỚI

Return to top