Thể thao trong nước

Bóng đá Việt những ông bầu

ClockChủ Nhật, 14/10/2018 18:18

CLB Hà Nội tiến quân vào TP HCM, đổi tên thành FC Sài GònHà Nội T&T và SLNA vào Top 400 thế giớiĐám trẻ nhà bầu Đức chinh phục người xem

Câu lạc bộ (CLB) Hà Nội vô địch và năm nay lại một lần nữa được xem là năm rực rỡ của bầu Hiển với bóng đá. Cùng với chức vô địch của CLB Hà Nội, lứa trẻ do ông đào tạo là nòng cốt giúp U23 Việt Nam và Olympic Việt Nam thăng hoa ở châu lục. Chưa kể, các đội ít nhiều có dính tới bầu Hiển như SHB Đà Nẵng, Sài Gòn, Quảng Nam cũng đã an toàn trụ hạng. Tên thật là Đỗ Quang Hiển, bầu Hiển được xem là biểu tượng cho sự gắn kết giữa bóng đá với doanh nghiệp. Trong 10 mùa giải gần nhất, có tới 7 lần chiếc cúp V.League thuộc về các đội bóng có liên quan tới ông bầu này.

Bầu Hiển được cầu thủ CLB Hà Nội tung hô. Ảnh: Internet

Không phải bầu Hiển mà chính bầu Đức (Đoàn Nguyên Đức) và bầu Thắng (Võ Quốc Thắng) mới là hai doanh nhân đầu tiên đầu tư vào bóng đá và họ có sự khởi đầu thành công, đặc biệt là ông chủ của CLB Hoàng Anh Gia Lai. Bầu Đức tiếp quản đội bóng Gia Lai - Kon Tum vào năm 2001 và đổi tên thành CLB Hoàng Anh Gia Lai. Ngay trong năm 2002, ông ký hợp đồng bom tấn với danh thủ Thái Lan Kiatisuk. Cho đến nay, đây vẫn được xem là bản hợp đồng thành công nhất của bóng đá Việt. Bầu Đức còn quyết tâm làm bóng đá bài bản. Đó là việc Hoàng Anh Gia Lai ký thỏa thuận với “pháo thủ” thành London Arsenal vào năm 2007 để mở học viện bóng đá HAGL -  Arsenal JMG. “Lò ấp” này chính là nơi đã giới thiệu những gương mặt trẻ tài năng của bóng đá Việt Nam như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… và hiện nay nền bóng đá nước nhà đang hưởng lợi.

Lịch sử bóng đá Việt thời hội nhập và phát triển ghi nhận có tới 8 ông bầu nổi tiếng chịu chơi. Ngoài 3 cái tên vừa nêu còn có bầu Kiên (Nguyễn Đức Kiên), ông chủ của Hà Nội ACB, đội bóng tiên phong đưa một cá nhân đẳng cấp thế giới là huấn luyện viên Detari (Hungary) về với “ao làng” V.Legaue. Cái tên bầu Trường (Hoàng Mạnh Trường) gắn liền với V. Ninh Bình. Bầu Thọ (Nguyễn Vĩnh Thọ) là ông chủ của Navibank Sài Gòn. Còn cặp bài trùng bầu Thụy (Nguyễn Đức Thụy) và bầu Thủy (Nguyễn Xuân Thủy) dù chỉ xuất hiện chớp nhoáng ở V. League nhưng lại được biết đến là những tay chơi bóng đá dị biệt khi có lúc họ sử dụng đến 3 đội bóng, gồm Sài Gòn Xuân Thành, GMIC Quảng Nam và Xuân Thành Hà Tĩnh (hạng Nhì).

Dù thành công hay thất bại, mấy ông bầu trên đều có tình yêu bóng đá thật lòng. Là những doanh doanh nhân giàu có, họ dám mạnh tay chi cho những hợp đồng “bom tấn”, dám hy sinh lợi ích trước mắt để đầu tư cho tương lai CLB của mình nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung. Không có họ, nhiều địa phương sẽ không có bóng đá chuyên nghiệp. Bóng đá Thừa Thiên Huế là một ví dụ, trong rất nhiều thời điểm, có lực lượng thừa sức để chơi V. League, thế nhưng đến giờ vẫn đang là kẻ ngoài cuộc do thiếu tiền. Có người luyến tiếc khi bảo, cùng với Đà Nẵng, đáng ra đã có cuộc “hôn phối” giữa bóng đá Huế với bầu Hiển (!).

Trở lại với bầu Hiển, ngay sau khi Hà Nội đăng quang vẫn bị dị nghị quanh chuyện một ông bầu chi phối nhiều đội và chi phối các chức vô địch. Ông Hiển đã lên tiếng khẳng định chỉ là ông chủ của CLB Hà Nội. Thế nhưng, không nghi sao được khi SHB Đà Nẵng vô địch thì ông bầu này được tung hô, rồi Hà Nội vô địch cũng ông bầu này là nhân vật chính. Tương tự, Quảng Nam vô địch thì người hùng cũng là ông bầu có nhiều dự án lớn ở Quảng Nam. Rõ ràng, bầu Hiển và các ông bầu khác không thể không tính toán khi bỏ tiền tỷ để chơi bóng đá. Còn nhiều chuyện đáng bàn, song điều ai cũng rõ rằng, trong hoàn cảnh hiện tại chính nhờ có túi tiền của những ông bầu này mà V. League mới có đủ con số 14 đội bóng để hàng năm “sang xuân là mở hội”.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đi tìm bản sắc

V. League 2022 đi qua nửa chặng đường. Đáng nói trên sân cỏ là bóng đá Việt đã có được cặp thư hùng đúng nghĩa: Hà Nội FC - Hoàng Anh Gia Lai. Hà Nội FC là đại diện cho bóng đá phía bắc, sở hữu nhiều danh hiệu và tuyển thủ quốc gia bậc nhất. Hoàng Anh Gia Lai đến từ phía nam, được khán giả yêu mến và cũng đóng góp nhiều cầu thủ cho đội tuyển nước nhà. Hà Nội FC là của bầu Hiển khôn ngoan và Hoàng Anh Gia Lai là công sức của bầu Đức, người đi tiên phong trong làm bóng đá chuyên nghiệp. Hà Nội FC đang dẫn đầu bảng xếp hạng, trong khi Hoàng Anh Gia Lai đang là kẻ thách thức Hà Nội FC.

Đi tìm bản sắc
Mang World Cup về cho bóng đá Việt

Bóng đá nữ Việt Nam khẳng định ngôi hậu tại khu vực Đông Nam Á trong nhiều năm qua, thế nhưng, World Cup là thứ còn thiếu trong bộ sưu tập.

Mang World Cup về cho bóng đá Việt
Không còn đường lùi

Chung kết Cúp Quốc gia 2020 diễn ra vào chiều tối 20/9 với chức vô địch lần thứ hai liên tiếp dành cho CLB Hà Nội đã chính thức đánh dấu sự trở lại của bóng đá đỉnh cao Việt Nam sau lần thứ hai bị gián đoạn bởi dịch bệnh COVID - 19. Một trận đấu xứng đáng được đánh giá là đỉnh cao với cuộc lội ngược dòng ngoạn mục của đội bóng Thủ đô và sự tỏa sáng trở lại của ngôi sao số 1 Việt Nam – Nguyễn Quang Hải.

Không còn đường lùi
Toàn cảnh Quả bóng Vàng Việt Nam 2019

Năm 2019 là một năm thành công của bóng đá Việt Nam với những danh hiệu tập thể ở cả cấp đội tuyển nam và nữ. Sau những giải đấu sôi động, tất cả tín đồ của túc cầu nước nhà đều hướng về lễ trao giải Quả bóng Vàng Việt Nam 2019. Những cái tên đã được xướng lên, và hãy thử có một cái nhìn toàn cảnh về họ.

Toàn cảnh Quả bóng Vàng Việt Nam 2019
Còn đó V.League

Vòng loại châu Á World Cup 2020, rồi bóng đá SEA Games 30 và Giải U23 châu Á cận kề, nơi mà các đội tuyển Việt Nam thi đấu như “lên đồng” khiến cho người ta dường như lãng quên giải bóng đá hàng đầu quốc nội. V.League 2019 liên tục bị đứt quãng và kéo dài, để bây giờ đến cuối tháng 10 mới chính thức hạ màn.

Còn đó V League
Return to top