Thể thao quốc tế

Táo không còn xanh

ClockThứ Sáu, 02/12/2022 15:54
TTH.VN - Tiếp sau người Úc, một đại diện đến từ châu Á là Nhật Bản đã góp mặt ở vòng nốc - ao đầu tiên sau khi đánh bại Tây Ban Nha, đánh chiếm ngôi đầu bảng E, lập nên một kỳ tích trong lịch sử World Cup.

Người sinh tử, kẻ dạo chơiLách qua khe cửa hẹp, chờ xem tinh thần Samurai?Tuyển Bỉ vào thế khó

HLV Moriyasu và các cầu thủ đội tuyển Nhật Bản sau chiến thắng lịch sử trước Tây Ban Nha - Ảnh: REUTERS

Nhật Bản bước vào lượt trận cuối cùng ở thế buộc phải thắng khi đối đầu với ứng cử viên chức vô địch là Tây Ban Nha nếu không muốn dừng lại ở vòng đấu bảng. Thực tế sân cỏ cho thấy, tuyển Nhật Bản hoàn toàn lép vế trước tuyển Tây Ban Nha trong hiệp đầu tiên. Ngay ở phút 11, Morata đã đánh đầu mở tỷ số cho Tây Ban Nha.

Tuyển Nhật Bản một lần nữa khiến cả thế giới bất ngờ khi tái hiện kịch bản trận thắng tuyển Đức. Sau giờ nghỉ, các cầu thủ áo xanh đột ngột vùng lên chơi áp sát tầm cao và khiến Tây Ban Nha mắc sai lầm. Họ ghi liên tiếp 2 bàn thắng chỉ trong vòng 3 phút nhờ công của Ritsu Doan và Ao Tanaka.“Đánh phủ đầu” thành công, tuyển Nhật Bản nhanh chóng rút toàn bộ đội hình về sân nhà phòng ngự “đổ bê tông”. Sự quả cảm của Samurai Nhật Bản đẩy Tây Ban Nha vào bế tắc và bò tót đã  buông xuôi trận đấu sau khi nắm chắc vé đi tiếp nhờ Đức thắng Costa Rica 4-2.

Tây Ban Nha thất bại nhưng kẻ đau buồn tột cùng  lại là người Đức khi lần thứ 2 liên tiếp bị loạt ở World Cup ngay vòng đấu bảng. Còn chiến công của Nhật Bản gợi nhớ lại truyện tranh “Captain Tsubasa”, được biết đến với tên Tsubasa - Giấc mơ sân cỏ, phát hành lần đầu vào năm 1981 do tác giả Takahashi Yoichi sáng tác. Cốt truyện xoay quanh một cậu bé thần đồng của bóng đá Nhật Bản có tên Tsubasa Ozora. Giấc mơ của “Captain Tsubasa” là cùng tuyển Nhật Bản đánh bại Đức và Brazil ở World Cup. Và đó là lời dự đoán chính xác từ quá khứ cho hành trình lật đổ tuyển Đức của Nhật Bản, dù có phần viễn tưởng vào thời điểm nó ra đời.

Ngôi sao Mitchell Duke của đội tuyển Úc. Ảnh: AFP

Mới qua chưa hết vòng đấu bảng nhưng World Cup 2022 đã có quá nhiều bất ngờ. Trước Nhật Bản, tuyển Úc đã hiên ngang tiến vào vòng 1/8 sau khi vượt qua Đan Mạch bằng pha lập công của Leckie, bất chấp kết quả từ trận đấu giữa Tunisia - Pháp ở bảng D. Đó là trận đấu mặc dù có lợi thế khi đang xếp thứ 2  nhưng Úc lại bị đánh giá thấp hơn trong cuộc đụng độ Đan Mạch. Chính lối chơi  khoa học cùng bản lĩnh vững vàng, người Úc đã có được niềm vui chiến thắng. Họ trở thành đội bóng châu Á đầu tiên góp mặt ở vòng 1/8 World Cup năm nay.

Ma rốc làm nên kỳ tích World Cup sau 36 năm. Ảnh: vietnamnet.vn

Cùng với Nhật Bản, Úc và cả Senegal trước đó nữa, bất ngờ còn được mang tên Ma rốc khi đội bóng Phi châu kết thúc vòng đấu bảng với vị thế dẫn đầu bảng F, nơi có sự góp mặt của đương kim á quân thế giới Croatia và đệ tam anh hào là đội tuyển Bỉ. Hành trình chiến thắng của Ma rốc thật oanh liệt khi khởi đầu bằng trận hòa Croatia 0 - 0, bất ngờ đả bại Bỉ 2-0 và khép lại bằng chiến thắng 2-1 trước Canada. Tuyển Ma rốc đã lần đầu tiên sau 36 chờ đợi mới có được chiếc vé tham dự vòng 1/8 World Cup.

Trên bản đồ bóng đá thế giới, châu Á và châu Phi chỉ được xem là “những quả táo xanh”. Chiến công của Senegal, Úc, Ma rốc mà đặc biệt là Nhật Bản khiến cho bóng đá Âu Mỹ phải kính trọng. Tại World Cup 2022, Nhật Bản có một chiến thắng như mơ trước Đức trong ngày ra quân. Họ đã tự đẩy mình vào thế khó khi bất ngờ để Costa Rica, một đội bóng “thường thường bậc trung đánh bại”. Và rồi sửa sai bằng chiến thắng 2-1 trước Tây Ban Nha. Bóng đá châu Á và cả châu Phi nữa đã là những "quả táo không còn xanh" khi HLV Moriyasu Hajime tự tin tuyên bố sau chiến thắng lịch sử: “Thời thế đã thay đổi, Nhật Bản và các đội bóng châu Á có thể chinh phục thế giới”.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Return to top