Thể thao
TỪ GIẢI VÔ ĐỊCH CỜ VUA QUỐC GIA 2023:

Nghĩ đến việc “giữ chân” kỳ thủ giỏi

ClockThứ Hai, 13/03/2023 15:06
TTH - Không còn những tên tuổi lớn như Hoàng Thị Bảo Trâm hay Võ Thị Kim Phụng, đội tuyển cờ vua Thừa Thiên Huế một thời lừng lẫy giờ đây tham dự những giải đấu Quốc gia hàng đầu chỉ với mục tiêu cọ xát, học hỏi kinh nghiệm và chờ đợi các VĐV trưởng thành.

Không còn giữ được đôi chân trên mặt đấtĐội tuyển U23 Việt Nam tham dự giải đấu chất lượng tại QatarU17 Huế dự Vòng chung kết giải vô địch U17 Quốc gia 2023

leftcenterrightdel

Nguyễn Hà Khánh Linh (thứ 6, phải sang) đạt 3 HCV nữ 14 tuổi tại Giải trẻ châu Á tổ chức tại Indonesia năm 2022

Mục tiêu khiêm tốn

Khi bài báo này ra mắt bạn đọc cũng là lúc thầy trò HLV Nguyễn Phú đang ở Bà Rịa - Vũng Tàu tham dự Giải vô địch Cờ vua Quốc gia 2023 (từ ngày 2/3 - 12/3/2023). Giải năm nay có 200 kỳ thủ xuất sắc nhất của 18 đơn vị, tỉnh, thành, ngành tham dự; trong đó, có các kỳ thủ hàng đầu Việt Nam, như Nguyễn Trường Sơn, Đào Thiên Hải, Võ Thị Kim Phụng...

Sự có mặt của Võ Thị Kim Phụng, dù đã rời xa Huế khá lâu nhưng vẫn để lại nỗi buồn và sự luyến tiếc. Một thời với Hoàng Thị Bảo Trâm hay Võ Thị Kim Phụng, đội tuyển cờ vua nữ Thừa Thiên Huế luôn được xem là một trong những ứng cử viên hàng đầu ở giải đấu này. Võ Thị Kim Phụng trong màu áo Bắc Giang là đương kim vô địch cờ vua toàn quốc năm 2022, còn Hoàng Thị Bảo Trâm (tuyển TP. Hồ Chí Minh) là đương kim Á quân. Hoàng Thị Bảo Trâm có đến 5 lần vô địch quốc gia, trong đó có 1 lần với tư cách là thành viên đội tuyển cờ vua Thừa Thiên Huế.

leftcenterrightdel

Lê Minh Anh đạt hạng 2 Giải vô địch Cờ vua trẻ xuất sắc quốc gia 2022

Đội tuyển cờ vua Thừa Thiên Huế tham dự giải đấu này có 7 VĐV, trong đó có 4 VĐV nữ. Khi mà Hoàng Thị Bảo Trâm hay Võ Thị Kim Phụng đã đầu quân cho các địa phương khác, thì niềm hy vọng của cờ vua Huế giờ mang tên Nguyễn Hà Khánh Linh, sinh năm 2008. Năm ngoái tại Bắc Giang, Nguyễn Hà Khánh Linh đã thi đấu khá tốt.

Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, HLV Nguyễn Phú bày tỏ sự lo lắng khi cho rằng, sau khi những VĐV nòng cốt, như Hoàng Thị Bảo Trâm, Võ Thị Kim Phụng đã đầu quân cho các đơn vị khác, giờ đây bộ môn cờ đang dần xây dựng lại đội hình, đội tuyển. Các VĐV còn rất yếu, ít kinh nghiệm trận mạc, hy vọng đạt huy chương gần như không có. Tại giải lần này, mục tiêu chỉ là phấn đấu đạt cấp Kiện tướng quốc gia và cấp I, chuẩn bị chính cho giải vô địch đồng đội sắp tới tổ chức tại Bắc Giang vào tháng 4/2023.

Chờ lớp trẻ… lớn dần

Lớp trẻ mà HLV Nguyễn Phú đang chờ đợi của cờ vua Thừa Thiên Huế bên cạnh Nguyễn Hà Khánh Linh, còn có một số kỳ thủ đáng chú ý như Phan Đăng Anh Hào (sinh năm 2016) hay Lê Minh Anh (sinh năm 2011). Cũng theo ông Phú, trước đây khi còn các VĐV mạnh thì Huế đã từng có huy chương giải quốc gia, bây giờ đội hình trẻ hóa cũng khá thành công trong các giải trẻ theo nhóm tuổi.

Trong số các gương mặt triển vọng của cờ vua Thừa Thiên Huế, nổi bật là kỳ thủ trẻ Nguyễn Hà Khánh Linh. Tại Giải Cờ vua trẻ châu Á 2018, kỳ thủ Nguyễn Hà Khánh Linh (U10) mới chơi cờ 2 năm, trong lần đầu thi đấu quốc tế, đã xuất sắc mang về cho đội tuyển Việt Nam tấm HCV ở 2 nội dung cờ tiêu chuẩn và cờ chớp. Cũng trong năm 2018, Nguyễn Hà Khánh Linh là 1 trong 6 kỳ thủ Việt Nam tham dự Giải vô địch Cờ vua trẻ thế giới các nhóm tuổi 2018 và đã xuất sắc xếp hạng thứ 5 thế giới nữ lứa tuổi U10.

Còn nhớ sau giải đấu, HLV tuyển cờ vua Huế - Bảo Tài đánh giá: “Khánh Linh là một kỳ thủ đầy niềm năng của Huế nói riêng, Việt Nam nói chung. Nếu tiếp tục được đầu tư bài bản, được cọ xát ở những giải đấu đẳng cấp, Khánh Linh sẽ trở thành một trong những cái tên có thể thay thế Kim Phụng, Bảo Trâm, Như Ý trong tương lai”. Những năm qua, tuy còn rất trẻ nhưng Nguyễn Hà Khánh Linh vẫn là VĐV chủ lực và là niềm hy vọng lớn nhất.

Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh khóa VII đã thông qua đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, cùng với môn vật, điền kinh, taekwondo, karatedo và bơi - lặn, cờ vua được xếp vào môn thể thao trọng điểm nhóm 1, tập trung đầu tư không chỉ trong giai đoạn 2021 - 2025 mà còn lâu dài hơn nữa.

Đầu tư cho bộ môn cờ vua cần công sức và thời gian. Để có được một tay cờ nổi tiếng, nhanh nhất cũng khoảng 10 năm. Thế nhưng, vận động viên môn cờ có độ bền rất cao và không bị ảnh hưởng nhiều bởi tuổi tác. Vậy nên, ngay từ bây giờ cũng phải đặt ra rõ ràng và sòng phẳng câu chuyện “giữ chân”, liên quan đến chính sách đãi ngộ cả vật chất và tinh thần một cách xứng đáng mới có hy vọng giữ lại vị thế “vùng đất cờ vua” cho Huế.

Bài, ảnh: Bá Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thành lập Công an TP. Huế trên cơ sở Công an tỉnh Thừa Thiên Huế

Tối 29/12, đã diễn ra Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về thành lập Công an thành phố Huế. Tham dự về phía Bộ Công an có Thượng tướng Lê Quốc Hùng, UVTW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an. Về phía Thừa Thiên Huế có các ông: Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Thành lập Công an TP Huế trên cơ sở Công an tỉnh Thừa Thiên Huế
Tăng cường các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách

Cục Hải quan tỉnh cần triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN), phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2025 là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 của Cục Hải quan ngày 26/12.

Tăng cường các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách
Xã hội hóa nguồn lực xúc tiến thương mại

Ngày 24/12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (Trung tâm) tổ chức đánh giá hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.

Xã hội hóa nguồn lực xúc tiến thương mại
Return to top