Thế giới
Viện Huyết thanh Ấn Độ:

Vaccine COVID-19 dự kiến sẽ được xuất khẩu với số lượng “lớn”

ClockThứ Sáu, 22/10/2021 07:08
TTH.VN - Viện Huyết thanh của Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, đã tăng gần gấp 4 lần năng suất hàng tháng đối với vaccine ngừa COVID-19 của Hãng dược phẩm AstraZeneca lên tới 240 triệu liều, đồng thời chuẩn bị xuất khẩu "số lượng lớn" vaccine từ tháng 1 năm sau, Giám đốc Điều hành SII Adar Poonawalla nói với Tờ Reuters.

Ấn Độ chính thức phân phối vaccine Covid-19 tự sản xuấtWHO đảm bảo cung cấp thuốc kháng virus COVID-19 cho các nước nghèo với giá thấpFDA Mỹ cho phép tiêm kết hợp vaccine COVID-19 đối với liều tăng cường

Người dân tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Trong tháng này, Ấn Độ đã nối lại việc xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 lần đầu tiên kể từ tháng 4, với số lượng khoảng 4 triệu liều vaccine đến các quốc gia, nhưng chưa cung cấp vaccine cho nền tảng chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX, do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên minh vaccine Gavi đứng đầu.

Sản lượng vaccine hàng tháng của SII đã ở mức khoảng 65 triệu liều, khi Chính phủ Ấn Độ quyết định tạm thời đình chỉ toàn bộ hoạt động xuất khẩu vaccine, trong bối cảnh các ca nhiễm COVID-19 ở quốc gia này tăng vọt.

“Bởi vì chúng tôi đã chuyển đổi rất nhiều tòa nhà và nhà máy cho điều này, sản lượng của chúng tôi hiện nay là từ 220-240 triệu liều vaccine, đủ cho đất nước”, ông Adar Poonawalla cho biết, sau khi Ấn Độ đánh dấu cột mốc tiêm 1 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 vào ngày 21/10.

Cũng theo Giám đốc điều hành SII, Ấn Độ có thể cần các mũi tiêm tăng cường…, vì vậy lượng vaccine xuất khẩu trong tháng 1 sẽ không đạt mức cao 200 triệu liều. Nhưng chắc chắn, đó sẽ là một số lượng lớn.

Bên cạnh đó, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới có thể xuất khẩu lên tới 30 triệu liều vaccine mỗi tháng vào tháng 11, và tháng 12.

"Chính phủ sẽ quyết định xem chúng tôi sẽ xuất khẩu bao nhiêu liều vaccine, tôi nghĩ 20-30 triệu liều là số lượng có thể được đưa ra trong tháng 11, số lượng sẽ ở mức nhỏ cho đến tháng 12", ông Adar Poonawalla cho hay; đồng thời nói thêm, ông vẫn chưa biết liệu việc cung cấp vaccine cho COVAX sẽ được triển khai trong tháng 10 hay không.

Ngoài ra, công ty có trụ sở tại thành phố Pune (Ấn Độ) sẽ chỉ sản xuất vaccine Sputnik Light đơn liều từ Nga, chứ không phải vaccine Sputnik V 2 liều. Sản lượng chủ yếu sẽ được xuất khẩu.

SII cũng có thể sản xuất 50-100 triệu liều vaccine của Công ty phát triển vaccine Novavax (Mỹ) vào tháng 12, và cũng chủ yếu để xuất khẩu.

Giám đốc Điều hành SII nhận định: “Nhu cầu về vaccine ngừa COVID-19, với các mũi tiêm tăng cường sẽ tiếp tục duy trì trong một vài năm; nhưng sau 2-3 năm, hy vọng nhu cầu này sẽ giảm xuống”.

*Cũng trong ngày 21/10, Nhà Trắng tuyên bố, Mỹ hiện đã hỗ trợ và vận chuyển thành công 200 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đến hơn 100 quốc gia trên khắp thế giới.

Trong tuyên bố đánh dấu cột mốc quan trọng này, Nhà Trắng nhấn mạnh, Mỹ và chương trình chia sẻ vaccine COVAX sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết đóng góp hơn 1 tỷ liều vaccine cho các quốc gia trong năm tới.

"Những liều vaccine này sẽ giúp cứu sống, bảo vệ sinh kế và chữa lành các nền kinh tế hiện đang bị tàn phá bởi đại dịch", tuyên bố của Nhà Trắng khẳng định.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
Return to top