Thế giới

Tỷ phú Jeff Bezos cam kết tài trợ 2 tỷ USD bảo vệ môi trường

ClockThứ Tư, 03/11/2021 09:38
TTH.VN - Tỷ phú Jeff Bezos, một trong những người giàu nhất thế giới, đã cam kết 2 tỷ USD để khôi phục môi trường sống tự nhiên và chuyển đổi hệ thống lương thực, tin từ New York Times cho biết.

Mỹ: Tỷ phú Bezos dẫn đầu danh sách 50 mạnh thường quân năm 2020Tỷ phú Jeff Bezos phóng thử nghiệm thành công tàu vũ trụ du lịch

Tỷ phú Jeff Bezos cam kết tài trợ 2 tỷ USD để bảo vệ môi trường. Ảnh: Spiegel

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 ở Glasgow hôm qua, nơi mà Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo khác đã công bố hiệp ước toàn cầu chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, ông Bezos nói rằng công nghiệp tư nhân phải đóng vai trò trung tâm trong chiến dịch bảo vệ môi trường và hành tinh.

“Amazon đặt mục tiêu cung cấp năng lượng cho tất cả các hoạt động của hãng bằng năng lượng tái tạo vào năm 2025”, ông nói và nhắc lại mục tiêu để công ty trở nên trung hòa với carbon vào năm 2040.

Động thái này của ông chủ Amazon được đưa ra sau những áp lực của nhân viên kêu gọi công ty phải tăng cường các nỗ lực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, bao gồm kêu gọi công ty này ngừng cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây giúp ngành dầu khí tìm kiếm và khai thác nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ngừng quyên góp cho các chiến dịch không công nhận tính nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Theo NYTimes, nguồn kinh phí tài trợ cho tuyên bố của tỷ phú Bezos sẽ đến từ Quỹ Trái đất Bezos, là một phần trong cam kết chi 10 tỷ USD của ông để chống lại biến đổi khí hậu trong thập kỷ này. Hồi tháng 9, Quỹ Trái đất Bezos đã cam kết tài trợ 1 tỷ USD trong năm nay với trọng tâm là các nỗ lực bảo tồn.

Ông cũng thông báo rằng Amazon phối hợp với Na Uy, Anh và Mỹ sẽ huy động 1 tỷ USD để chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030.

Ông Bezos, người gần đây đã gây chú ý khi bay trên tàu vũ trụ do công ty tên lửa Blue Origin của ông chế tạo, gọi việc mất rừng trên Trái đất là “mối nguy hiểm sâu sắc và khẩn cấp đối với tất cả chúng ta”.

Nhấn mạnh tính đặc biệt nghiêm trọng của tình trạng mất rừng, tỷ phú Bezos cho biết “ở quá nhiều nơi trên thế giới, thiên nhiên đang chuyển từ bể chứa carbon sang nguồn thải carbon”.

Trước đó, ông Bezos đã tham gia một nỗ lực quốc tế nhằm bảo vệ ít nhất 30% diện tích đất và đại dương trên Trái đất vào năm 2030, được gọi là mục tiêu 30x30.

Kế hoạch này do Anh, Costa Rica và Pháp dẫn đầu nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học toàn cầu khiến hàng triệu loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. Trong khi biến đổi khí hậu là một phần của vấn đề, các hoạt động như trồng trọt và đánh bắt cá bất hợp lý thậm chí còn là nguyên nhân lớn hơn gây mất đa dạng sinh học.

Kế hoạch 30x30 sẽ cố gắng làm chậm quá trình này bằng cách bảo vệ các khu vực tự nhiên nguyên vẹn như rừng già và đất ngập nước, không chỉ nuôi dưỡng đa dạng sinh học, mà còn lưu trữ carbon và lọc nước.

Được biết, tỉ phú Bezos đang tập trung vào Blue Origin, công ty khám phá không gian của ông và các sáng kiến ​​như Quỹ Trái đất, kể từ khi thôi giữ chức Giám đốc điều hành Amazon hồi tháng 7. Tuy nhiên, có những lo ngại rằng ngành công nghiệp du hành vũ trụ tư nhân, được khởi xướng bởi các công ty như Blue Origin, có thể gây hại cho môi trường khi phát triển.

BẢO NGHI (Lược dịch từ NYTimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế
Return to top