Thế giới
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI CHÂU Á:

Triển vọng tươi sáng giữa những thách thức ngày càng tăng

ClockChủ Nhật, 18/05/2025 06:04
HNN - Ngành năng lượng mặt trời tại châu Á đang mở rộng nhanh chóng, được thúc đẩy bởi nhu cầu năng lượng bền vững ngày càng tăng, sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ và những đổi mới công nghệ…

Năng lượng mặt trời thu hút các khoản đầu tư xanhĐộng lực tài chính đang gia tăngNăng lượng gió và mặt trời lần đầu tiên vượt năng lượng hóa thạch trong sản lượng điện của EU

 APAC được định vị sẽ trở thành thị trường năng lượng mặt trời phát triển nhanh nhất thế giới. Ảnh: Linkedln

Sự tăng trưởng này đặc biệt được thể hiện rõ ở các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ, nơi các dự án năng lượng mặt trời quy mô lớn đang được triển khai để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng và giảm lượng khí thải carbon. Hơn nữa, những tiến bộ trong việc nâng cao hiệu quả của tấm pin mặt trời và các giải pháp lưu trữ năng lượng đang giúp năng lượng mặt trời trở nên khả thi hơn và tiết kiệm chi phí hơn.

Thị trường năng lượng mặt trời châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) mạnh mẽ ở mức 25,31% trong giai đoạn 2025 - 2034, trở thành một trong những thị trường năng lượng tái tạo phát triển nhanh nhất trên toàn cầu. Các hoạt động hợp tác và đầu tư trong khu vực đang đẩy nhanh tiến trình hơn nữa, đưa châu Á trở thành khu vực dẫn đầu trong quá trình chuyển đổi toàn cầu sang năng lượng tái tạo. Khi ngành này tiếp tục phát triển, hứa hẹn sẽ mang lại những lợi ích kinh tế và môi trường đáng kể, thúc đẩy phát triển bền vững trên khắp lục địa.

Thực tế, khi các quốc gia đặt mục tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon và đảm bảo độc lập về năng lượng, năng lượng mặt trời đã trở thành một phần quan trọng trong các chiến lược năng lượng quốc gia trên khắp khu vực.

Nhiều thách thức phía trước

Bất chấp động lực mạnh mẽ đằng sau sự bùng nổ năng lượng mặt trời của châu Á, ngành công nghiệp này đang phải đối mặt với những rào cản đáng kể và ngày càng gia tăng, có nguy cơ làm chậm tiến độ tăng trưởng trong tương lai.

Một trong những thách thức cấp bách và nghiêm trọng nhất là việc áp dụng thuế quan mới của Mỹ khi vào tháng 4/2025, Mỹ công bố mức thuế toàn diện lên tới 250% đối với các tấm pin mặt trời nhập khẩu từ các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Campuchia.

Tác động của mức thuế mới này có thể sẽ rất sâu sắc. Đông Nam Á chiếm khoảng 80% lượng tấm pin mặt trời nhập khẩu của Mỹ và thuế quan mới có thể làm gián đoạn kế hoạch sản xuất, tăng chi phí dự án và gây ra tình trạng tắc nghẽn đáng kể trong chuỗi cung ứng năng lượng mặt trời toàn cầu.

Tại Hội nghị thượng đỉnh năng lượng gần đây, một số nhà lãnh đạo châu Á cảnh báo rằng các biện pháp này có thể gây ra những tranh chấp thương mại rộng hơn và làm chậm quá trình chuyển đổi toàn cầu sang năng lượng tái tạo.

Ngoài thuế quan, một số thách thức khác tiếp tục đe dọa quỹ đạo phát triển năng lượng mặt trời của châu Á, bao gồm tình trạng chuỗi cung ứng dễ bị tổn thương, hạn chế về đất đai, cơ sở hạ tầng lưới điện lạc hậu, sự không chắc chắn về quy định và chính sách, cũng như những rào cản về tài chính và đầu tư…

Cần giải pháp thích ứng

Rõ ràng, ngành năng lượng mặt trời của châu Á đang đứng trước “ngã ba đường” quan trọng. Một mặt, nhu cầu năng lượng sạch đang bùng nổ của khu vực, sự hỗ trợ mạnh mẽ của các chính phủ, đổi mới công nghệ và chi phí giảm đang tạo tiền đề cho sự tăng trưởng chưa từng có.

Được định vị sẽ trở thành thị trường năng lượng mặt trời phát triển nhanh nhất thế giới, APAC đang thúc đẩy tiến trình hướng tới mục tiêu trung hòa carbon cả trong khu vực và trên toàn cầu.

Tuy nhiên, những thách thức mà APAC phải đối mặt như đã được đề cập ở trên có thể làm giảm triển vọng tươi sáng này. Do vậy, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang và rào cản thương mại gia tăng, các nước châu Á sẽ cần phải thích ứng nhanh chóng bằng cách tăng cường hợp tác nội khối, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và đầu tư vào đổi mới cơ sở hạ tầng tại địa phương.

Có thể nói, tương lai của năng lượng mặt trời ở châu Á sẽ phụ thuộc vào mức độ hiệu quả mà khu vực này có thể cân bằng giữa sự mở rộng nhanh chóng với khả năng phục hồi trước những cú sốc bên ngoài. Nếu các chính phủ và các nhà lãnh đạo ngành có thể vượt qua những khó khăn ngày càng tăng này, châu Á sẽ có vị thế tốt không chỉ để dẫn đầu quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo toàn cầu mà còn có thể thiết lập các tiêu chuẩn mới cho sự phát triển kinh tế bền vững trong những thập kỷ tới.

Tố Quyên

(Lược dịch từ DS New Energy)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển vọng từ các dự án khoa học, công nghệ

Dù còn ngồi trên ghế giảng đường nhưng nhiều sinh viên đã có những ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo bằng những dự án (DA) khoa học, công nghệ tiềm năng và triển vọng.

Triển vọng từ các dự án khoa học, công nghệ
APEC tập trung giải quyết thách thức về AI và khoảng cách lao động

Từ ngày 7 - 10/5, các nền kinh tế thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang nhóm họp tại một phiên họp được tổ chức ở Jeju (Hàn Quốc), để giải quyết một loạt thách thức ngày càng tăng mà lực lượng lao động trong khu vực phải đối mặt, bao gồm các tác động của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), dân số già hóa và khoảng cách dai dẳng trong các hệ thống giáo dục và việc làm.

APEC tập trung giải quyết thách thức về AI và khoảng cách lao động
Đông Nam Á:
Năng lượng mặt trời thu hút các khoản đầu tư xanh

Theo báo cáo Kinh tế xanh Đông Nam Á lần thứ 6 được công bố vào ngày 6/5, các dự án năng lượng mặt trời là điểm thu hút lớn nhất đối với các khoản đầu tư xanh tại khu vực Đông Nam Á.

Năng lượng mặt trời thu hút các khoản đầu tư xanh
Nhiều triển vọng từ khai thác dữ liệu không gian

Theo một nghiên cứu được công bố trước thềm Hội nghị và Triển lãm Công nghệ không gian toàn cầu (GSTCE) diễn ra từ ngày 26 - 27/2 tại Singapore, nền kinh tế Đông Nam Á có thể vươn xa hơn nữa nhờ khai thác dữ liệu không gian.

Nhiều triển vọng từ khai thác dữ liệu không gian
Return to top