Thế giới

Thương mại tự do là chìa khóa để phục hồi sau đại dịch COVID-19

ClockThứ Tư, 10/11/2021 15:03
TTH.VN - Theo tin từ CNA, trong Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 28 diễn ra theo hình thức trực tuyến ngày 9/11, các Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại của nhóm đã cùng nhất trí rằng thương mại tự do và các nền kinh tế mở sẽ là “chìa khoá” thúc đẩy sự phục hồi của khu vực sau đại dịch COVID-19.

APEC 2021: Thảo luận kế hoạch thúc đẩy Tầm nhìn APEC 2040Khai mạc APEC 2021: Hồi sinh các mao mạch nền kinh tếThủ tướng New Zealand chủ trì cuộc họp không chính thức cấp cao APEC về COVID-19Thúc đẩy thương mại miễn thuế các mặt hàng thiết yếu cho COVID-19 tại APEC

Các bộ trưởng APEC khẳng định thương mại tự do là chìa khóa để phục hồi hậu COVID-19. Ảnh: CAND

Các bộ trưởng từ 21 quốc gia thành viên APEC đã cùng thảo luận về phản ứng với đại dịch COVID-19 trước khi cuộc họp của các nhà lãnh đạo các quốc gia diễn ra vào thứ 7 tới, bao gồm sự tham dự của Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chủ trì cuộc họp hôm qua, Bộ trưởng Thương mại New Zealand Damien O'Connor cho biết các điểm nổi bật bao gồm một kế hoạch tự nguyện đóng băng trợ cấp nhiên liệu hóa thạch và các cam kết tự do hóa thuế quan đối với vaccine và các vật tư y tế khác trong đại dịch.

Bộ trưởng O'Connor cũng thông báo rằng đã có thỏa thuận bao quát về việc cần tránh dựng lên các rào cản thương mại để đối phó với những thách thức do đại dịch gây ra.

“Chính thương mại tự do, công bằng và cởi mở sẽ giúp các nền kinh tế thoát ra khỏi đại dịch này… chúng ta cần sự cởi mở để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, và thực sự thì thương mại là giải pháp cho những thách thức của chúng ta”, Bộ trưởng O'Connor nhấn mạnh, đồng thời cho biết thêm rằng khu vực này đã mất đi khoảng 81 triệu việc làm do COVID-19 và tác động đáng kể đến chuỗi cung ứng, nhưng các thành viên APEC đã bác bỏ chủ nghĩa bảo hộ trong cuộc khủng hoảng này.

Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Gan Kim Yong nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường kết nối giữa các quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu.

Ông cũng nhấn mạnh vai trò của APEC trong việc hội nhập kinh tế khu vực ngày càng sâu rộng, chẳng hạn như thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Tổng thể 21 nền kinh tế thành viên của APEC chiếm gần 40% dân số thế giới và khoảng 60% nền kinh tế toàn cầu.

Hội nghị cấp cao APEC ban đầu dự kiến ​​tổ chức ở Auckland, New Zealand nhưng do tác động của COVID-19, hội nghị buộc phải chuyển sang hình thức trực tuyến.

Được biết trong hội nghị ngày 13/11 tới, các nhà lãnh đạo APEC sẽ thảo luận về các chủ đề bao gồm cách thức để mở cửa lại biên giới mà không lây lan virus, đảm bảo sự phục hồi hậu đại dịch một cách công bằng và hướng tới một nền kinh tế không carbon.

Theo Ngoại trưởng New Zealand Nanaia Mahuta, các thành viên APEC nhất trí sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ về việc ngừng tăng trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch, vì “những khoản trợ cấp này khiến nền kinh tế của chúng ta tiêu tốn hàng tỷ USD mỗi năm, nhưng lại gây ra những tác động thực sự đến môi trường”. Đây cũng là vấn đề được nêu bật tại hội nghị khí hậu COP26 ở Glasgow, nơi đại diện các quốc gia và lãnh đạo của 91 công ty lớn trên toàn cầu kêu gọi loại bỏ phát thải carbon gây biến đổi khí hậu.

Theo AFP, tham dự cuộc họp sắp tới, Mỹ cũng muốn tái khẳng định các cam kết thương mại ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sau nhiều năm áp dụng các chính sách bảo hộ dưới thời cựu tổng thống Donald Trump.

Được biết, Washington đã đề nghị được giữ vai trò nước chủ nhà tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2023 sau khi Thái Lan đăng cai vào năm sau, mặc dù thủ tục xét duyệt của Mỹ vẫn chưa được xác nhận.

BẢO NGHI (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 62,5 tỷ USD - mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng 18,7% so với năm 2023. Dự báo, năm 2025, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu với sự rộng mở của các thị trường tiềm năng, hứa hẹn đạt và vượt mục tiêu kim ngạch 64-65 tỷ USD.

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu nông sản
Return to top