Thế giới

Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức

ClockThứ Năm, 07/07/2022 22:27
TTH.VN - Ngày 7/7, các phương tiện truyền thông đồng loạt đưa tin Thủ tướng Anh Boris Johnson đã chấp nhận từ chức, sau ba năm cầm quyền đầy khó khăn với nhiều vụ bê bối mà đỉnh điểm là cuộc nổi dậy của chính Nội các và nhóm nghị sĩ của ông.

Lãnh đạo EU và Anh điện đàm, thỏa thuận hậu Brexit vẫn bế tắcAnh - EU tiếp tục đàm phán: Chưa bên nào chịu nhượng bộ vào phút chótThủ tướng Anh Boris Johnson xây dựng đội ngũ Nội các đa dạngĐảng Bảo Thủ Anh công bố Thủ tướng mới vào ngày 23/7Thủ tướng Anh Theresa May chính thức kết thúc vai trò lãnh đạo Đảng Bảo thủĐảng Bảo thủ không giành đa số ghế, Thủ tướng Anh bị kêu gọi từ chức

Thủ tướng Anh Boris Johnson tại phiên chất vấn của Hạ viện. Ảnh: Telegraph/TTXVN

Ông Johnson, 58 tuổi, đã phải chấp nhận “điều không thể tránh khỏi” sau hàng loạt vụ từ chức của các quan chức cấp cao trong Nội các chính phủ của ông, bao gồm cả Bộ trưởng Y tế Sajid Javid và Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak, cộng với những chỉ trích của các nhà lập pháp, trong đó có cả các thành viên đảng Bảo thủ cầm quyền của ông.

Theo hãng tin Reuters, ông Johnson sẽ rút khỏi cương vị lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền, đồng nghĩa với việc từ chức Thủ tướng Anh. Ông sẽ tiếp tục giữ cương vị Thủ tướng tạm quyền cho đến tháng 10, khi đảng Bảo thủ bầu được nhà lãnh đạo mới vào mùa thu này.

Với quyết định này, ông Johnson sẽ rời khỏi vị trí lãnh đạo nước Anh, trong bối cảnh quốc gia này đang sa lầy trong tình trạng bất ổn chính trị và kinh tế, cũng như vẫn đang phải đối diện với những căng thẳng từ tác động của việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

Theo các nhà phân tích, bất cứ ai thay thế ông Johnson - bằng cách giành được chiến thắng trong một cuộc bỏ phiếu của các nghị sĩ đảng Bảo thủ và một cuộc bỏ phiếu tiếp theo của các đảng viên - sẽ thừa hưởng một nền kinh tế bị khủng hoảng chi phí sinh hoạt khi lạm phát hàng năm hiện đã tăng lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua và đối mặt với nguy cơ suy thoái tiềm ẩn.

Nhà lãnh đạo mới của nước Anh cũng sẽ phải khôi phục lại một đảng đang có nhiều rạn nứt sau 12 năm cầm quyền và chịu nhiều tổn thất kéo dài từ cuộc khủng hoảng này sang cuộc khủng hoảng khác dưới thời chính quyền ông Johnson, song song với việc phải hàn gắn mối quan hệ với EU vốn đã căng thẳng từ sau thỏa thuận Brexit.

Ông Boris Johnson từng giành được chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tháng 12/2019 để nắm giữ vị trí lãnh đạo nước Anh. Trong cuộc bầu cử năm đó, đảng Bảo thủ đã giành được đa số phiếu ủng hộ với khẩu hiệu “Hãy hoàn tất Brexit” của ông Johnson và thu hút các cử tri miền Bắc nước Anh vốn có truyền thống yêu thích đảng Lao động đối thủ. Trong thời gian điều hành đất nước, ông Johnson đã đạt được những thành công nhất định, bao gồm việc triển khai nhanh chóng vaccine ngừa COVID-19 AstraZeneca do nước này tự phát triển - ngay cả khi nước này phải gánh chịu nhiều tổn thất trong những ngày đầu đại dịch. Ông cũng nhận được nhiều khen ngợi vì cách phản ứng với tình trạng bất ổn kinh tế do đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, sự tín nhiệm với ông dần phai nhạt sau hàng loạt bê bối chính trị, dẫn đến việc ông phải chấp nhận từ chức hôm nay.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters & Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xu hướng lạm phát toàn cầu năm 2025

Theo dự đoán của các chuyên gia phân tích, lạm phát trung bình toàn cầu năm 2025 sẽ thấp hơn tỷ lệ lạm phát năm 2024, mặc dù tốc độ sụt giảm sẽ chậm hơn so với năm 2024 và năm 2023. Cơ quan Tình báo kinh tế (EIU) cho rằng, giá thực phẩm và năng lượng thấp hơn sẽ kìm hãm giá cả trong năm 2025, mặc dù nhiều hạn chế thương mại toàn cầu có thể sẽ thúc đẩy lạm phát.

Xu hướng lạm phát toàn cầu năm 2025
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Chính phủ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.

Chính phủ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Return to top