Thế giới

Thị trường hàng hóa toàn cầu đang trong tình trạng “siêu siết chặt”

ClockThứ Bảy, 27/01/2024 09:14
TTH.VN - Ngân hàng HSBC cho biết, thị trường hàng hóa toàn cầu đang trong tình trạng “siêu siết chặt” trong bối cảnh nguồn cùng bị gián đoạn và thiếu đầu tư. Tình hình sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn khi các rủi ro địa chính trị và khí hậu đang gây nên những tác động ngày càng trầm trọng.

HSBC dự báo giá hàng hóa vẫn ở mức cao trong năm 2024El Nino kéo dài sẽ thắt chặt nguồn cung ngũ cốc toàn cầuNguồn cung lương thực chủ đạo toàn cầu trong năm 2024 sẽ bị thắt chặt vì nhiều lý doGiá bất động sản toàn cầu dự báo tăng với tốc độ chậm hơnNắng nóng cực đoan nhanh chóng trở thành mối đe dọa với an ninh nhiên liệu

Với bất kỳ lượng nhu cầu nào được ghi nhận, giá hàng hóa vẫn sẽ cao hơn so với trước đây. Ảnh minh họa: Trang Thông tin Điện tử Tổng hợp Ban Kinh tế Trung ương 

Nhà kinh tế trưởng của HSBC Paul Bloxham chia sẻ với phóng viên CNBC: “Sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã mô tả các thị trường hàng hóa toàn cầu đang ở trong tình trạng “siêu siết chặt”.

Ông giải thích: “Siêu siết chặt” hàng hóa được biểu thị bởi giá hàng hóa cao hơn do hạn chế về nguồn cung, thay vì do nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ.

Nếu hạn chế về nguồn cung đang thúc đẩy giá hàng hóa tăng cao thì đó là một câu chuyện rất khác đối với tăng trưởng toàn cầu. Các chuyên gia nhận thấy các yếu tố “siêu sức ép” sâu hơn ở phía nguồn cung vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ giá hàng hóa tăng cao. Đồng thời, các yếu tố như bất ổn chính trị, biến đổi khí hậu và thiếu đầu tư vào lĩnh vực xanh, chuyển đổi năng lượng cũng là những nguyên nhân lớn gây nên tác động cho tình trạng “siêu siết chặt” hàng hóa này.

Trong đó, rủi ro địa chính trị bao gồm xung đột giữa Israel và Hamas đang diễn ra ở Gaza, xung đột ở Ukraine, vốn đã cản trở thương mại toàn cầu và nay còn có thêm cả sự gián đoạn vận chuyển do xung đột ở Biển Đỏ.

Một lý do khác cần được nhắc đến là biến đổi khí hậu đã và đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng, cũng như nguồn cung hàng hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Sức ép siêu lớn có thể sâu hơn hoặc kéo dài hơn nếu tình hình gián đoạn nguồn cung liên quan đến địa chính trị, biến đổi khí hậu hoặc chuyển đổi năng lượng lớn hơn dự kiến.

Một vấn để đáng  lưu ý là nhà kinh tế trưởng Paul Bloxham chỉ ra rằng việc thế giới theo đuổi một tương lai không có Carbon đang thúc đẩy nhu cầu về các kim loại chuyển đổi năng lượng như đồng và niken.

Tuy nhiên, hiện không có đủ khoản đầu tư được phân bổ để thu mua các khoáng sản quan trọng này, dẫn đến nguồn cung đối với các kim loại chuyển tiếp năng lượng bị siết chặt hơn, đặc biệt là đồng, nhôm và niken.

Ủy ban Chuyển đổi Năng lượng (ETC) cho biết trong một báo cáo đưa ra hồi tháng 7 rằng khi quá trình chuyển đổi năng lượng tăng tốc, các thị trường có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt một loại kim loại như than chì, coban, đồng, niken và lithium trong thập kỷ tới.

Trong khuôn khổ hội nghị về biến đổi khí hậu (COP28) gần đây, hơn 60 quốc gia đã ủng hộ kế hoạch tăng gấp 3 lần công suất năng lượng tái tạo toàn cầu vào năm 2030. Điều này được coi là một bước tiến quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng và tăng thêm nhu cầu về kim loại cần thiết cho quá trình chuyển đổi đó.

Theo báo cáo của ETC, đầu tư vốn hàng năm vào các loại kim loại này đạt trung bình 45 tỷ USD trong 2 thập kỷ qua và đến năm 2030 phải chạm mốc khoảng 70 tỷ USD/năm để đảm bảo nguồn cung dồi dào.

Nếu không đầu tư thêm vào năng lực mới, nguồn cung sẽ bị hạn chế. Cùng với đó, với bất kỳ lượng nhu cầu nào xuất hiện, giá hàng hóa vẫn sẽ cao hơn so với trước đây. Điều đó dường như đang diễn ra trên nhiều mặt hàng vào thời điểm hiện tại.

Hiện vẫn chưa thể biết thị trường hàng hóa toàn cầu sẽ cần bao lâu để thoát khỏi tình trạng siêu siết chặt, nhưng có một cách để thoát khỏi tình trạng này, với giá hàng hóa sẽ được giảm xuống thấp hơn, là một “sự suy thoái kinh tế” lớn hơn và sâu sắc hơn trên toàn cầu.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương không chỉ là cơ hội cho sự chuyển mình về không gian đô thị mà còn góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế, xã hội bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị di sản và bản sắc văn hóa Huế. Tuy nhiên, cùng với đó sẽ là những thách thức đan xen buộc Huế phải có chiến lược, cơ chế phát triển và đổi mới không ngừng.

Để Huế xứng tầm thành phố Trung ương
Return to top