ClockThứ Ba, 05/03/2019 14:36

Toàn cảnh dịch tả heo châu Phi khiến nhiều nước lo sốt vó

Dịch tả heo châu Phi đang bùng phát ở Việt Nam và một số nước châu Á như Trung Quốc, Mông Cổ... có thể để lại hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế - xã hội.

Hỗ trợ sát giá trị trường đối với heo bị tả châu PhiLiên Hiệp quốc cảnh báo khả năng lây lan dịch sốt heo châu Phi

Tiêu hủy heo bị nhiễm virus tả châu Phi - Ảnh: AFP

Theo Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA), dịch tả heo châu Phi (ASF) là căn bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến heo nhà và heo rừng. Bệnh thường gây tử vong và không có thuốc chữa hoặc văcxin phòng ngừa. Vì lý do này, dịch tả heo châu Phi gây hậu quả kinh tế - xã hội nghiêm trọng cho các quốc gia bị ảnh hưởng.

Điều may mắn là cho đến nay người ta chưa phát hiện trường hợp ASF lây sang người.

Triệu chứng và lây lan

Các triệu chứng điển hình của ASF tương tự như bệnh tả heo thông thường, nhưng để phân biệt chúng cần phải thực hiện các phân tích trong phòng thí nghiệm. Triệu chứng ASF bao gồm sốt, chán ăn, thiếu năng lượng, còi cọc, xuất huyết trong, xuất huyết nhìn thấy rõ ở vùng tai và hai bên sườn của heo.

Heo nhiễm ASF có thể chết đột ngột. Các chủng ASF có độc tính cao thường dẫn đến cái chết trong vòng 10 ngày. Các trường hợp nhẹ hơn có thể không nhìn thấy rõ triệu chứng. 

Heo nhà và heo rừng khỏe mạnh có thể bị nhiễm ASF thông qua tiếp xúc trực tiếp với đồng loại nhiễm bệnh, tiêu thụ thức ăn làm từ thịt nhiễm bệnh, tiếp xúc với bất cứ vật dụng nào dính virus (quần áo, phương tiện, thiết bị...), bị côn trùng nhiễm virus cắn...

Nhìn chung, ASF lây lan nhanh chủ yếu thông qua sự phát tán của heo bệnh, sản phẩm làm từ heo bệnh, và xác heo bệnh không được tiêu hủy đúng cách.

ASF xuất hiện ở đâu?

Dịch tả heo châu Phi hoành hành từ khu vực châu Phi hạ Sahara. Còn tại châu Âu nó đã xuất hiện trên đảo Sardinia thuộc Ý trong vài thập niên.

Năm 2017, ASF bùng phát ở Georgia, Armenia, Azerbaijan, phần châu Âu của Nga, Ukraine và Belarus. Từ Nga và Belarus, ASF lây lan sang khu vực Liên minh châu Âu. Lithuania ghi nhận ASF ở heo rừng lần đầu tiên vào tháng 1/2014. Ba Lan là tháng 2/2014, Latvia và Estonia là tháng 6 và tháng 9 cùng năm.

Các đợt bùng phát ở châu Âu chủ yếu xảy ra trong các trang trại nhỏ và được khống chế khá nhanh. Tuy nhiên, ASF vẫn đang lây lan trong quần thể heo rừng và rất khó ngăn chặn.

Từ đầu năm 2019 đến nay, tại châu Á có 3 nước ghi nhận ASF bùng phát (Trung Quốc, Mông Cổ và Việt Nam); châu Âu có 9 nước (Bỉ, Hungary, Bulgaria, Latvia, Moldova, Ba Lan, Romania, Nga and Ukraine); châu Phi có 1 nước (Zimbabwe).

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấp đầy khoảng trống tiêm chủng

Theo báo cáo mới nhất của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp Quốc (UNICEF), hiện có tới 67 triệu trẻ em trên toàn cầu, trong đó có gần 250.000 trẻ em Việt Nam, bỏ lỡ một hoặc nhiều liều vaccine trong hơn ba năm dịch Covid-19 (từ năm 2019 - 2021); tỷ lệ bao phủ tiêm chủng cũng sụt giảm tại 112 quốc gia trong 3 năm.

Lấp đầy khoảng trống tiêm chủng

TIN MỚI

Return to top