ClockThứ Hai, 08/01/2018 14:15

Tín hiệu tích cực cho đàm phán liên Triều ngày càng rõ nét

Triều Tiên và Hàn Quốc đã bắt đầu phiên liên lạc đầu tiên qua đường dây nóng và thảo luận thành phần phái đoàn tham gia đàm phán.

Hàn Quốc hy vọng đàm phán liên Triều sẽ cải thiện quan hệ hai miềnHàn Quốc – Triều Tiên xác nhận tham gia hội đàm cấp caoHàn Quốc hoan nghênh đề nghị của Triều Tiên dự Thế vận hội Pyeongchang

Ngày 7/1, Hàn Quốc và Triều Tiên đã tiếp tục bàn thảo về những nội dung chi tiết cho cuộc đối thoại cấp cao về việc Triều Tiên có thể cử phái đoàn tới tham dự tham dự Olympic mùa Đông 2018 được tổ chức tại Hàn Quốc từ ngày 9-25/2. Cuộc đàm phán dự kiến sẽ diễn ra ngày mai, 9/1 tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm (Panmunjom) nằm trên biên giới giữa hai nước.

Làng đình chiến Bàn Môn Điếm- nơi dự kiến sẽ diễn ra các cuộc đối thoại liên Triều. Ảnh: Reuters

Một quan chức của Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, hai bên đã bắt đầu phiên liên lạc đầu tiên qua đường dây nóng từ ngày 6/1 và thảo luận thành phần phái đoàn tham gia đàm phán thông qua việc trao đổi văn bản.

Hàn Quốc đã đề xuất cử một phái đoàn gồm 5 thành viên do Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon dẫn đầu, trong đó có hai Thứ trưởng của Bộ Thống nhất và Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch.

Liên quan đến cuộc gặp sắp tới của hai bên, ông Baik Tae Hyun, người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết: “Phía Triều Tiên đã chấp nhận lời đề nghị thảo luận với Hàn Quốc tại Bàn Môn Điếm vào ngày 9/1. Liên quan đến chương trình nghị sự, cả hai sẽ thảo luận về Olympic mùa Đông Pyeongchang và cách để cải thiện quan hệ hai miền Triều Tiên".

Trong khi đó, các quan chức Nhà Xanh cho biết Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cùng ngày đã được thông báo về công tác chuẩn bị cho cuộc đàm phán liên Triều vào tuần tới.

Một quan chức nhận định cuộc đối thoại liên Triều là sự khởi đầu cho việc thiết lập hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên cũng như giải quyết vấn đề hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi của Bình Nhưỡng.

Về phía Triều Tiên, hôm qua, nước này đã gửi danh sách phái đoàn dự kiến tham gia cuộc đàm phán liên Triều cấp cao hiếm hoi tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm ở biên giới liên Triều vào ngày 9/1.

Phái đoàn của Triều Tiên sẽ do ông Ri Son-Gwon, người phụ trách cơ quan giải quyết các vấn đề liên Triều dẫn đầu. Trong số 4 quan chức khác đi cùng ông Ri Son-Gwon có một quan chức phụ trách thể thao của Triều Tiên.

Như vậy, nếu cuộc gặp ngày 9/1 diễn ra theo như dự kiến thì đây là cuộc gặp cấp cao lần đầu tiên giữa hai bên sau 2 năm.

Điều này làm dấy lên hy vọng giảm bớt căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên sau một năm 2017 leo thang đến đỉnh điểm do chương trình hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi của Triều Tiên.

Ý tưởng về sự xích lại gần nhau giữa hai miền Triều Tiên được đưa ra sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong thông điệp năm mới đưa ra ngày 1/1 vừa qua đã để ngỏ khả năng cử một phái đoàn tham dự Olympic mùa Đông PyeongChang, diễn ra từ ngày 9/2 đến ngày 25/2 tới.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã hoan nghênh tuyên bố của nhà lãnh đạo Triều Tiên, đồng thời nêu rõ Hàn Quốc sẵn sàng đối thoại "bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu và dưới bất kỳ hình thức nào".  

Hàn Quốc hy vọng việc Triều Tiên tham gia Olympic mùa Đông PyeongChang sẽ giúp giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, từ đó mở đường cho việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên cũng như các cuộc đối thoại sâu rộng hơn giữa Mỹ và Triều Tiên.

Các nỗ lực hòa giải giữa 2 miền Triều Tiên cũng nhận được sự ủng hộ của Mỹ, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhất trí lùi thời điểm tập trận chung Mỹ - Hàn theo đề nghị của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, đồng thời bày tỏ hy vọng đàm phán liên Triều sẽ đạt kết quả./. 

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Singapore tích cực chuẩn bị cho Lễ hội Cửu Hoàng

Được công nhận là một phần di sản văn hóa phi vật thể của Singapore, Lễ hội Cửu Hoàng là một lễ hội truyền thống của Đạo giáo được tổ chức ở đền Leong Nam, với các nghi lễ phức tạp và lễ hội sôi động, cần được chuẩn bị suốt nhiều tuần.

Singapore tích cực chuẩn bị cho Lễ hội Cửu Hoàng

TIN MỚI

Return to top