ClockThứ Sáu, 29/03/2019 21:00

Thách thức trong xây dựng thành phố thông minh ở ASEAN

TTH - 1/3 dân số của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hiện đang sống ở những thành phố có quy mô trung bình (nơi có từ 200 nghìn đến 2 triệu người), họ đóng góp khoảng 2/3 tổng sản phẩm quốc nội của khối. Đến năm 2025, dân số sống ở các thành phố này được dự báo sẽ tăng gấp đôi, khiến họ trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của khu vực.

ASEAN và tiến trình xây dựng các thành phố thông minhCác thành phố ASEAN sẽ “thông minh” hơn

Khái niệm về các thành phố thông minh sẽ đối mặt với một số thách thức khi triển khai. Ảnh: AFP

Do đó, quá trình đô thị hóa nhanh chóng và tác động của nó sẽ tạo ra những thách thức đa chiều, sẽ cần các giải pháp kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế tức thì.

Nếu không được quản lý đúng cách, những vấn đề như tắc nghẽn, xử lý chất thải, ô nhiễm, an ninh và an toàn, cơ sở hạ tầng tài chính và vật chất sẽ biến các thành phố trở thành nơi khó để sống và sau đó làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân.

Dựa vào sự phát triển của công nghệ thông tin kỹ thuật số và ứng phó với các mối đe dọa nói trên đối với các thành phố tương lai ở Đông Nam Á, ASEAN vừa thành lập Khuôn khổ Thành phố Thông minh ASEAN (ASCF), được triển khai thông qua Mạng lưới Thành phố Thông minh ASEAN (ASCN).

Tuy nhiên, khái niệm về các thành phố thông minh sẽ phải đối mặt với một số thách thức khi thực hiện. Trong số đó là việc ASEAN không chỉ là một khu vực rất đa dạng về phát triển kinh tế, quản trị, các hệ thống chính trị và nền tảng văn hóa, mà còn là năng lực và nguồn lực để đối phó với những thách thức to lớn trong việc phát triển thành phố.

Ngoài ra, sự phối hợp ngang và dọc giữa các tổ chức ở một số thành phố ASEAN vẫn còn phải bàn thảo. Trong khi ASEAN đã có một khuôn khổ rộng lớn cho thành phố thông minh, việc thiếu các tiêu chuẩn kỹ lưỡng để chuẩn bị và đánh giá tình trạng thành phố thông minh cũng có thể làm giảm tốc quá trình áp dụng.

Theo Hãng tin The Jakarta Post, điều quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách ở ASEAN là phát triển một cơ chế hợp tác công tư rõ ràng và minh bạch trong quản lý dữ liệu và thông tin, cũng như kết nối các khoảng cách kỹ thuật số giữa những nhóm khác nhau trong thành phố.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Straits Times & The Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

TIN MỚI

Return to top