ClockThứ Năm, 28/03/2019 19:12

Chi phí năng lượng mặt trời ngày càng cạnh tranh hơn ở ASEAN

TTH - Một nghiên cứu mới đây của Chương trình Năng lượng ASEAN- Đức chỉ ra rằng, chi phí cho các nguồn năng lượng tái tạo có thể chỉ bằng, hoặc thậm chí còn cạnh tranh hơn so với năng lượng được tạo ra theo cách thông thường ở khu vực Đông Nam Á.

Biến nước biển thành nước ngọt nhờ năng lượng mặt trờiNgắm cận cảnh Nhà máy Điện mặt trời TTC Phong ĐiềnNăng lượng xanh "made in" Phong Điền

Lắp đặt các tấm pin mặt trời để thu năng lượng. Ảnh: Ibit

“Chỉ mới được phát triển trong một vài năm trở lại đây nhưng điện mặt trời (quang điện) rõ ràng có khả năng cạnh tranh với các nguồn năng lượng thông thường khác, nhất là trong xu hướng giá của các loại năng lượng thông thường có thể tăng đều đặn như hiện nay”, Trung tâm Năng lượng ASEAN nêu rõ trong báo cáo.

Một số yếu tố, chẳng hạn như các chính sách trợ giá, sự khan hiếm tài nguyên và xuống cấp không ngừng của các cơ sở hiện tại có thể sẽ đẩy chi phí của các nguồn năng lượng thông thường tiếp tục tăng cao hơn theo thời gian, báo cáo cho biết thêm.

Nghiên cứu mới này cũng phát hiện ra rằng, các nguồn thủy điện ở Indonesia, Philippines và Thái Lan có thể cạnh tranh với việc sản xuất nhiên liệu thông thường, cũng như hầu hết các dự án của Malaysia. Một số dự án sinh khối ở Indonesia, Philippines và Thái Lan cũng đã đạt được mức tương đương với vạch mốc “grid parity” - nghĩa là hiệu quả về mặt kinh tế khi đầu tư vào năng lượng tái tạo gần như ngang bằng so với giá điện sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch như than đá hay dầu mỏ. Song song đó, chi phí của điện mặt trời cũng đang có xu hướng giảm mạnh, nên nó có thể là một lựa chọn đầy hứa hẹn để phát triển.

Phân tích dựa trên chi phí điện được phân cấp, đo lường giá trị của các thành phần liên quan đến phát điện, như vốn hoặc chi phí vận hành, cho mỗi đơn vị điện năng sản xuất - nói cách khác chính là giá trị của mỗi KWh.

Hiện nay, quang điện đã đạt được vạch mốc “grid parity” ở Singapore và Philippines, và nếu chi phí thiết bị có thể giảm, chi phí quang điện ở Thái Lan cũng đạt được vạch mốc này, báo cáo cho biết.

Cũng trong báo cáo, Trung tâm Năng lượng ASEAN khẳng định rằng tốc độ phát triển năng lượng tái tạo ở ASEAN phù hợp với xu hướng toàn cầu, từ đó kêu gọi các chính quyền trong khu vực hỗ trợ có mục tiêu để giải quyết các vấn đề về chiết khấu, chi phí vốn và yếu tố năng lực, để từ đó thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo - yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ môi trường toàn cầu.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

TIN MỚI

Return to top