ClockThứ Hai, 18/03/2019 12:43

Châu Á chống tin giả mùa bầu cử

Facebook liên tục đối mặt với làn sóng chỉ trích từ châu Á khi nền tảng của họ bị nhiều chính trị gia sử dụng để phát tán tin giả, thực hiện chiến dịch tuyên truyền và bôi nhọ.

Mức phạt với việc đăng tin giả ở Nga có thể lên tới 1,5 triệu rubleBầu cử ở Đông Nam Á: Tiếng nói quan trọng từ cử tri trẻThái Lan: Thủ tướng Prayut là ứng cử viên được ưa thích nhất

Cử tri tại một điểm bỏ phiếu ở thủ đô Bangkok - Thái Lan hôm 17/.3 Ảnh: REUTERS

Khoảng 2,6 triệu cử tri Thái Lan đăng ký bỏ phiếu sớm đã thực hiện quyền công dân của mình vào hôm 17/3, một tuần trước ngày bầu cử Quốc hội chính thức đầu tiên kể từ cuộc đảo chính quân sự vào năm 2014. Theo Reuters, khoảng 52 triệu cử tri Thái Lan sẽ đi bỏ phiếu vào ngày bầu cử chính thức 24/3 để bầu ra 500 nghị sĩ.

Trước đó, vào đầu tháng 3, phó lãnh đạo Đảng Future Forward, ông Pongsakorn Rodchompoo, đã trở thành mục tiêu mới nhất của chiến dịch chống tin giả - vốn đang diễn ra quyết liệt trong mùa bầu cử Thái Lan nói riêng và châu Á nói chung. Sau khi chia sẻ thông tin sai lệch trên mạng xã hội về việc một quan chức cấp cao mua nhiều ly uống cà phê với giá 377 USD/ly, ông Rodchompoo bị chính quyền quân sự Thái Lan kiện với cáo buộc vi phạm Đạo luật Tội phạm Máy tính. Với tội danh này, ông Rodchompoo có thể lãnh án tù giam 5 năm, theo tờ Guardian. Trong khi đó, Tư lệnh quân đội Thái Lan, tướng Apirat Kongsompong, cũng yêu cầu giới chức buộc tội phỉ báng nhằm vào một cựu tư lệnh cảnh sát quốc gia - người đang tranh cử chức Thủ tướng - sau khi bị ông này bình luận không phù hợp về đồng phục của mình.

Còn tại Indonesia, cảnh sát đang được đặt trong tình trạng báo động khi ngày tổng tuyển cử 17/4 đến gần. Với hơn phân nửa dân số sử dụng internet, một trong những nỗi lo của nhà chức trách và chuyên gia chính trị là sự bùng nổ của tin giả hoặc nội dung kích động thù hận được phát tán trên mạng trước thềm bầu cử. Theo báo The Straits Times, cảnh sát Indonesia tuyên bố sẽ mạnh tay trấn áp hành vi này.

Trước thềm mùa bầu cử ở châu Á năm nay, mạng xã hội Facebook và ứng dụng nhắn tin WhatsApp (thuộc sở hữu của Facebook) cũng tuyên bố sẽ mạnh tay hơn với tin giả. Facebook gần đây khẳng định sẽ ban hành các quy định nghiêm ngặt hơn đối với nội dung quảng cáo chính trị và can thiệp bầu cử tại Ấn Độ và cam kết làm điều tương tự với các quốc gia châu Á khác. Trong khi đó, ứng dụng nhắn tin WhatsApp hôm 11-3 cũng đã thực hiện bước đi của riêng mình trong nỗ lực giải quyết tin giả, bằng việc chặn mọi tin nhắn được gửi đi cùng lúc cho hơn 5 cá nhân hoặc nhóm.

Bà Katie Harbath, giám đốc phụ trách các vấn đề liên quan đến chính trị toàn cầu của Facebook, cho biết nhóm phụ trách vấn đề bầu cử đã làm việc trong suốt ít nhất 18 tháng tại mỗi quốc gia châu Á sắp diễn ra bầu cử lớn năm nay, trong đó có Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Thái Lan… Hiện tại, công ty này đã tiến hành các chương trình chống thông tin sai lệch tại Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Pakistan, Thái Lan và Singapore. "Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều để bảo đảm rằng chúng tôi sẵn sàng giải quyết mọi tình huống phát sinh" - bà Harbath nói với tờ South China Morning Post.

Nỗ lực của Facebook diễn ra trong bối cảnh họ liên tục đối mặt với làn sóng chỉ trích từ châu Á liên quan đến các cuộc bầu cử gần đây. Khi đó, nền tảng của công ty bị nhiều chính trị gia sử dụng để phát tán tin giả, thực hiện chiến dịch tuyên truyền và bôi nhọ. Bất chấp những động thái trên, giới chuyên gia vẫn tỏ ra hoài nghi về việc liệu Facebook và WhatsApp có thể thành công trong chiến dịch ngăn chặn tin giả gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử hay không. Theo bà Claire Wardle, người đồng sáng lập tổ chức nghiên cứu tin giả First Draft ở Mỹ, cái khó trong việc giám sát bầu cử ở châu Á là quy mô. "Thử thách ở châu Á là số lượng người sử dụng mạng xã hội cao hơn rất nhiều so với khu vực khác. Những khó khăn khác đến từ ngôn ngữ" - bà Claire giải thích. 

Theo NLD

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

TIN MỚI

Return to top