ClockThứ Hai, 01/01/2018 11:07

Bulgaria chính thức bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch EU

Bắt đầu từ ngày 1/1/2018, Bulgaria chính thức đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch luân phiên kéo dài 6 tháng của Liên minh châu Âu (EU).

Đàm phán Brexit sẵn sàng chuyển sang giai đoạn haiAnh và Liên minh châu Âu chưa đạt được thỏa thuận về BrexitEU yêu cầu Anh đảm bảo hơn nữa quyền lợi của công dân EU

Với bốn ưu tiên được xác định, Bulgaria đặt mục tiêu sẽ giúp EU đoàn kết, an toàn, ổn định và mạnh mẽ hơn.

Cờ EU và Bulgaria. Ảnh: Balcaniacaucaso.

Bốn ưu tiên mà Bulgaria xác định trong nhiệm kỳ của mình tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gắn kết xã hội, tăng cường an ninh và ổn định trong một châu Âu thống nhất và mạnh mẽ, viễn cảnh châu Âu trong mối liên quan tới khu vực Tây Balkan, và phát triển nền kinh tế kỹ thuật số nhằm tăng tính cạnh tranh, hình thành thị trường kỹ thuật số chung, và khuyến khích sáng tạo doanh nghiệp và xã hội.

Trong bối cảnh châu Âu đang bị tổn thương bởi cuộc khủng hoảng người nhập cư từ châu Phi, Trung Đông, và các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu trong thời gian qua, nhiệm vụ quan trọng mà chính phủ Bulgaria xác định là giúp châu Âu duy trì an ninh và trở nên an toàn hơn. Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu vẫn đang phải đối mặt với các thách thức, trong đó có sự chia rẽ xung quanh giải quyết cuộc khủng hoảng người nhập cư hay vấn đề Anh chia tay khối (Brexit). Vì vậy Bulgaria đặt quyết tâm điều phối, kết nối các nước thành viên để có được tiếng nói và hành động chung thay vì giải quyết ở tầm quốc gia riêng lẻ hay một nhóm nước nào đó.

Một trong các mục tiêu quan trọng của nhiệm kỳ này là Bulgaria muốn đưa vào chương trình nghị sự của EU vấn đề hội nhập của các nước khu vực Tây Balkan vào ngôi nhà chung. Bulgaria muốn có lộ trình rõ ràng cho từng nước trong khu vực với những kỳ vọng mang tính thực tiễn. Dự kiến các cuộc đàm phán với nước láng giềng Macedonia (vốn có mối quan hệ văn hóa và ngôn ngữ gần gũi với Bulgaria) sẽ bắt đầu vào năm nay. Muốn vậy, chính phủ Bulgaria đang thúc đẩy sáng kiến kết nối các quốc gia khu vực cả về vận tải, hàng không, năng lượng, giáo dục và kỹ thuật số để đáp ứng yêu cầu của EU.

Tuy nhiên, sự thay đổi theo chiều hướng xấu của môi trường chính trị châu Âu với sự trỗi dậy của phe cánh hữu và dân túy cũng đặt ra thách thức không hề nhỏ đối với Bulgaria nếu quốc gia này muốn hướng tới tạo sự ổn định cho châu lục trong nhiệm kỳ của mình.

Kết quả các cuộc bầu cử Quốc hội tại Đức, Pháp, Áo, Séc trong năm qua đã cho thấy xu hướng này và dự đoán nó vẫn còn tiếp tục trong năm 2018 với cuộc bầu cử Quốc hội tại Hungary và Italia diễn ra vào đầu năm.

Dự kiến sẽ có một loạt các hội nghị và hội thảo cấp châu lục sẽ diễn ra trong sáu tháng tới, trong đó có các hội nghị về phát triển kinh tế, tài chính, nông nghiệp, y tế, năng lượng sạch, chính sách gắn kết xã hội, doanh nghiệp xã hội…. Đáng chú ý, thủ đô Sofia của Bulgaria sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa EU và các nước khu vực Tây Balkan vào tháng 5 năm nay./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển

Từ năm 2000, Thừa Thiên Huế gặp muôn vàn khó khăn sau trận “đại hồng thủy” cuối năm 1999. Dù thế, với những nỗ lực, quyết tâm của hệ thống chính trị, toàn thể người dân, sau gần 25 năm, thành quả lớn nhất là thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

5 nhiệm kỳ, một chặng đường phát triển
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tết trồng cây dịp xuân Ất Tỵ năm 1965

Mỗi năm, khi mùa xuân đến, chúng ta lại nhớ Tết trồng cây – một phong trào do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng, tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành động của chúng ta trong hơn 6 thập niên qua. Ngày 1/1/1965, Báo Nhân Dân số 3928 đăng bài báo của Bác về Tết trồng cây...

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tết trồng cây dịp xuân Ất Tỵ năm 1965
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Văn hóa, con người Huế là nguồn lực, sức mạnh mềm

Từ những giá trị to lớn, toàn diện và sâu sắc trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và Nhân dân thành phố Huế đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn để đưa thành phố phát triển một cách đồng bộ và toàn diện. Trong đó, vấn đề văn hóa và con người được hết sức coi trọng xem đây là sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển nhanh, bền vững, toàn diện.

Văn hóa, con người Huế là nguồn lực, sức mạnh mềm
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

TIN MỚI

Return to top