ClockThứ Năm, 21/03/2019 14:37

Bệnh lao sẽ được đẩy lùi vào năm 2045

TTH.VN - Trong phát biểu mới nhất, nhóm các chuyên gia quốc tế khẳng định thế giới có thể loại bỏ bệnh lao vào năm 2045, nếu cuộc chiến chống lại đại dịch được tài trợ đúng mức.

Khóa họp lần thứ 73 của Đại hội đồng LHQ: Cơ hội tăng cường sức khoẻ toàn cầuWHO: Lao vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giớiLHQ nhất trí kế hoạch toàn cầu chống lại bệnh lao

Thế giới nỗ lực chống lại bệnh lao. Ảnh: France24

Cảnh báo về những thiệt hại kinh tế, xã hội to lớn nếu chính phủ các nước không nhanh chóng triển khai hành động, các chuyên gia cho rằng việc cần thiết lúc này là chẩn đoán, điều trị và tăng cường nhận thức nhằm giảm thiểu nhiều hơn 10 triệu trường hợp mắc bệnh mỗi năm.

Nếu được phát hiện kịp thời, bệnh lao mãn tính có thể phòng ngừa và phần lớn có thể chữa trị dứt điểm. Tính đến thời điểm hiện tại, với việc gây nên 1,6 triệu trường hợp tử vong/năm, lao là kẻ giết người truyền nhiễm nguy hiểm nhất mọi thời đại.

“Đây là một gánh nặng kinh tế to lớn cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển”, Eric Goosby, Đặc phái đặc viên của Liên Hiệp Quốc chia sẻ với báo giới AFP.

Những ảnh hưởng của căn bệnh ngày càng rõ ràng hơn, nhất là khi bệnh lao đã tồn tại hàng thiên niên kỷ và luôn âm ỉ, tiềm tàng trong cơ thể của ¼ dân số thế giới.

Mặc dù mỗi năm, đại dịch lao phổi cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, tương đương với các trường hợp tử vong do HIV/AIDS và sốt rét cộng lại, nhưng trong suốt một thế kỷ vẫn chưa có một loại vaccine lao mới nào được sử dụng và bán trên thị trường.

Thậm chí, chi phí được cấp để nghiên cứu về bệnh lao chỉ bằng 10% những gì bỏ ra cho đại dịch thế kỷ HIV/AIDS.

Trên tạp chí The Lancet, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ 13 quốc gia cho rằng nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác nghiên cứu và phát triển cách thức đối phó cần phải tăng gấp 4 lần lên gần 3 tỷ USD/năm nếu muốn căn bệnh được khắc phục đúng cách.

Riêng Ấn Độ, nếu triển khai các phương pháp tiếp cận và điều trị tốt hơn, quốc gia này có thể cắt giảm 1/3 chi phí điều trị hằng năm vào khoảng 290 triệu USD.

Để giải quyết vấn nạn này, “chìa khóa thực sự là chúng ta cần triển khai nhiều nghiên cứu mới và nhiều công cụ tiếp cận mới”. Giám đốc khoa học của Liên minh quốc tế chống lao và các bệnh về phổi Paula Fujiwara cho hay.

Trong một diễn biến có liên quan, nghiên cứu của The Lancet chỉ ra rằng thế giới sẽ tiêu tốn 10 tỷ USD/năm để giảm số lượng người mắc bệnh xuống 200.000 người/năm.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia hướng dẫn cách phòng ngừa virus HMPV

Theo các chuyên gia y tế, việc tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa này có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm HMPV và các bệnh truyền nhiễm khác trong cộng đồng.

Chuyên gia hướng dẫn cách phòng ngừa virus HMPV
Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
Phòng ngừa bạo lực học đường

Ngày 4/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức tập huấn sử dụng tài liệu về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em cho cán bộ quản lý, giáo viên. Buổi tập huấn được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Phòng ngừa bạo lực học đường

TIN MỚI

Return to top