Thế giới

Thế giới cần đẩy nhanh hành động đối phó với dịch sởi

ClockThứ Bảy, 04/01/2020 07:54
TTH.VN - Khi chúng ta bước vào thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21, bệnh sởi – một dịch bệnh chết người đã và đang quay trở lại do những hiểu biết sai lầm về yêu cầu tiêm chủng.

Congo: Dịch sởi gây thiệt mạng nhiều gấp đôi so với EbolaSôi động giải vô địch thế giới về râu và ria mép ở BỉDịch sởi quay lại: Sự trả giá của trào lưu chống vaccinePhilippines đối mặt nguy cơ bùng phát dịch sởiWHO cảnh báo bùng phát bệnh sởi trên khắp châu Âu

Dịch sởi bùng lên khắp thế giới. Ảnh minh họa: Koin/Vnexpress

Trong vòng 10 năm qua, nhiều dịch bệnh có thể phòng ngừa được bởi vaccine đã được ghi nhận xuất hiện tại nhiều quốc gia phát triển. Cụ thể, đại dịch sởi đã bùng phát trở lại ở châu Âu từ năm 2017, trong đó đa phần các ca mắc bệnh là ở Romania và Italy.

Theo nhận định của giới chuyên gia, sởi là bằng chứng cho thấy mức độ kém hiệu quả của chương trình tiêm chủng trong khu vực. Tức là bệnh sởi sẽ nhanh chóng xuất hiện khi thói quen tiêm chủng gặp vấn đề. Điều quan trọng để giải quyết tình trạng này là phải xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân về tâm lý, văn hóa, xã hội và chính trị của sự do dự khi quyết định tiêm chủng của người dân, cũng như xem xét lý do một số cá nhân khi từ chối, hoặc né tránh tham gia các chương trình tiêm chủng ngừa bệnh.

Sởi, còn được gọi là rubeola là một trong những căn bệnh truyền nhiễm dễ lây lan nhất, với tỷ lệ nhiễm trùng thứ cấp ít nhất là 90%.

Vào năm 2018, khoảng 10 triệu người mắc bệnh và căn bệnh này cũng cướp đi mạng sống của 140.000 người, đa số là trẻ em. Bất chấp vaccine an toàn và hiệu quả đã có sẵn, xong những đợt bùng phát dịch nghiêm trọng vẫn tấn công mọi khu vực trên toàn thế giới.

Ngày nay, ước tính vẫn có khoảng 21 triệu trẻ sơ sinh chưa được tiêm chủng trên toàn cầu, một nửa trong số đó nằm trong 5 quốc gia: Ethiopia, Ấn Độ, Indonesia, Nigeria và Pakistan.

Mặc dù việc tiêm phòng sởi đã hỗ trợ giảm 73% tỷ lệ tử vong trên toàn thế giới trong giai đoạn từ 2000 – 2018, song một vấn đề khiến bệnh sởi trở thành vấn đề về an ninh sức khỏe là: do một số trẻ em có phụ huynh mất niềm tin vào chương trình tiêm phòng, số người dễ mắc bệnh ngày càng tăng lên.

Hiện tưởng né tránh tiêm chủng ở các nước phương Tây là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả và hệ lụy cho các vấn đề sức khỏe cộng đồng. Được biết, một số bậc phụ huynh không tiêm chủng phòng bệnh sởi cho con do những quan niệm sai lầm về mối liên hệ giữa vaccine phòng bệnh và chứng tự kỷ ở trẻ.

Do sự thiếu hiểu biết này, đã có những căn bệnh dễ lây lan và nhiễm trùng, ngoài sởi đã và đang gia tăng với tốc độ chóng mặt, gây ra tác động cực kỳ lớn đối với sức khỏe cộng đồng toàn thế giới.

Vào tháng 4/2019, Thị trưởng thành phố New York (Mỹ) Bill de Blasio đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp khi dịch sởi bùng phát. Công tác tiêm chủng bắt buộc được áp dụng cho tất cả người dân sinh sống và làm việc tại những khu vực được chỉ định. Không chỉ riêng New York, nhiều thành phố, quốc gia khác cũng đối mặt với thiệt hại đáng kể về người và của gây nên bởi căn bệnh này.

Nhằm giải quyết tình trạng trên, hành động khẩn cấp cần được đưa ra để nâng cao nhận thức cho người dân về những kiến thức đúng đắn đối với tầm quan trọng của các biện pháp phòng bệnh, trong đó có tiêm phòng. Tình trạng khẩn cấp về dịch sởi ở Samoa trong thời gian vừa qua là một trường hợp điển hình để hiểu rõ hơn tính cấp thiết trong công tác đối phó với dịch.

Đan Lê (Lược dịch từ Eurasia Review)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ chợ Đông Ba chia sẻ vì cộng đồng

Dù công việc buôn bán khá bận rộn, nhưng nhiều hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) chợ Đông Ba vẫn sắp xếp thời gian để tham gia các hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng.

Phụ nữ chợ Đông Ba chia sẻ vì cộng đồng
Return to top