Thế giới

Pháp kêu gọi châu Âu cùng hành động ngăn giá năng lượng tăng

ClockThứ Sáu, 01/10/2021 15:40
Pháp kêu gọi xem xét lại thị trường khí đốt và điện ở châu Âu để tìm nguyên nhân khiến giá năng lượng tăng chóng mặt và có biện pháp chung. Nhiều nước đang tìm cách hỗ trợ người dân trước cơn sốt giá này.

EU: Năng lượng tái tạo vượt nhiên liệu hóa thạch trong cơ cấu điện năngChâu Á: Thời tiết giá rét khiến giá năng lượng tăng vọt

Một trạm khí đốt thuộc hệ thống Nord Stream 2 tại Lubmin, Đức - Ảnh: Handelsblatt

Ngày 30/9, Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire và Bộ trưởng Môi trường Barbara Pompili của Pháp đã gửi thư cho ông Paschal Donohoe, lãnh đạo nhóm các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro. Trong đó, các bộ trưởng Pháp kêu gọi điều tra thị trường khí đốt để xác định vì sao các hợp đồng khí đốt hiện tại không đủ cung cấp cho châu Âu.

Đối với giá điện, 2 bộ trưởng Pháp cho rằng Ủy ban châu Âu cần đánh giá sâu thị trường điện ở châu Âu và có các biện pháp giúp ổn định giá cả.

Ông Bruno Le Maire hồi đầu tuần này cho rằng giá năng lượng sẽ còn tăng trong vài tháng tới. Giá năng lượng tăng vọt trên khắp châu Âu thời gian qua, phần lớn là do giá khí đốt bán buôn tăng gấp ba lần. Điều này làm tăng nỗi lo lạm phát cao khi nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19.

Trong khi đó, các nước đang tìm cách hỗ trợ người dân. Tại Pháp, chính phủ dự kiến phát phiếu hỗ trợ người dân trả hóa đơn và ngăn giá năng lượng tiếp tục tăng.

Một số nghị sĩ châu Âu cáo buộc Nga, quốc gia cung cấp một phần lớn lượng khí đốt cho EU, đã thao túng giá nhằm yêu cầu Đức kích hoạt đường ống dẫn khí đốt Nord Stream chạy qua các quốc gia Baltic và chạy xung quanh Ukraine. Tuy nhiên, phía Nga phủ nhận điều này.

Ngày 30/9, Văn phòng Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết các nhà lãnh đạo 27 quốc gia thành viên EU sẽ nhóm họp Hội nghị thượng đỉnh trong hai ngày 21 và 22/10 tại Brussels để thảo luận về giá năng lượng tăng cao và cách giảm thiểu tác động của chúng đối với người tiêu dùng châu Âu.

EU đang xem xét các biện pháp ngắn hạn như giảm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt về năng lượng, nhằm bảo vệ các kế hoạch trung và dài hạn của mình đối với nhiều nguồn năng lượng để đảm bảo tái tạo và hiệu quả hơn.

Theo Tuoitre

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính thức mở cửa Học viện WHO tại Pháp:
Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu

Hãng Thông tấn The Jakarta Post ngày 19/12 đưa tin, Học viện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại thành phố Lyon, Pháp vừa chính thức mở cửa. Học viện sẽ góp phần đào tạo lực lượng lao động y tế tốt hơn trên toàn thế giới, thông qua chương trình đào tạo trọn đời mạnh mẽ nhất từng được thiết kế trong lĩnh vực y tế công cộng.

Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu
2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Nỗi lo khi điện tăng giá

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có Quyết định số 1046-QĐ/EVN, ngày 11/10/2024 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân (giá điện). Theo đó, giá bán lẻ điện là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT), tương đương mức tăng 4,8% bắt đầu từ 11/10/2024.

Nỗi lo khi điện tăng giá
Return to top