Thế giới

Pháp kêu gọi bảo tồn bền vững nhân ngày di sản châu Âu 2022

ClockThứ Hai, 19/09/2022 09:25
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, đã thành truyền thống từ 40 năm nay, cứ vào kỳ nghỉ cuối tuần thứ 3 của tháng Chín, người dân Pháp lại nô nức kéo nhau đến các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, đền, đài, cung điện, bảo tàng, đặc biệt là những địa điểm tham quan chỉ mở cửa đón tiếp công chúng vào dịp này.

ADB triển khai Chiến lược Đối tác Quốc gia mới cho Việt NamKinh tế Hàn Quốc tăng trưởng nhanh hơn trong quý 2 năm 2022Thư Hàn Quốc: Chung tay làm du lịch cộng đồngPháp giảm thiểu tác động của giá năng lượng tăng cao đối với người dânĐức và Canada tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề về năng lượng

Khách tham quan Điện Panthéon, nơi đặt thi hài các vĩ nhân của nước Pháp. (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)

Với thông điệp "Di sản bền vững," sự kiện đã thu hút được sự tham gia của đông đảo những người làm công tác bảo tồn, bảo tàng với mong muốn giúp công chúng gìn giữ di sản quốc gia trong sự phát triển bền vững.

Từ tòa nhà Quốc hội đến Phủ Thủ tướng, từ Điện Pantheon nơi đặt thi hài các vĩ nhân của nước Pháp đến các di tích được gìn giữ từ thời trung cổ, từ các nhà ga được xây dựng vào đầu thế kỷ 19 đến những viện bảo tàng nghệ thuật đương đại của thế kỷ 20..., khoảng 16.000 di tích quốc gia, cung điện, lâu đài, di tích lịch sử... đã mở rộng cửa đón du khách tham quan nhân dịp Những ngày di sản châu Âu lần thứ 39 được tổ chức trong hai ngày 17-18/9 trên toàn nước Pháp.

Năm nay, với thông điệp “Di sản bền vững," Những ngày di sản châu Âu đã thu hút sự tham gia của đông đảo các chủ sở hữu nhà nước và tư nhân của các di tích lịch sử, các hiệp hội bảo tồn và nâng cao di sản, những người phục chế và quản lý di sản, các hướng dẫn viên du lịch và kiến trúc sư...

Họ đã có mặt tại các địa điểm di tích để chào đón và giới thiệu tới công chúng hàng ngàn các sáng kiến dung hòa giữa việc phát huy di sản và xây dựng môi trường bền vững.

Theo Bộ Văn hóa Pháp, di sản đóng một vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái và con người. Di sản không chỉ góp phần vào việc hồi sinh và phát triển kinh tế và du lịch bền vững của các vùng miền, mà còn là nguồn cung cấp công ăn, việc làm lâu dài cho người dân địa phương.

Sự kiện Ngày di sản là dịp để các đối tác làm việc trong lĩnh vực này (các đơn vị bảo tồn và gìn giữ di tích lịch sử nhà nước và tư nhân, các địa điểm khảo cổ, bảo tàng, trung tâm lưu trữ, những người gìn giữ các di sản văn hóa phi vật thể, v.v.) triển khai các hoạt động thực tiễn, đánh giá lại các bài học kinh nghiệm từ truyền thống, theo dõi tính liên tục của việc bảo tồn, từ đó xây dựng phương hướng hành động ngay từ bây giờ để củng cố tính bền vững của di sản, đồng thời giúp người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ ý thức được tầm quan trọng của việc kế thừa, bảo tồn và phát huy những vốn quý mà cha ông để lại.

Cũng trên tinh thần "Trăm nghe không bằng một thấy," từ ngày 16/9, tất cả các trường học trong nước Pháp đã tổ chức các chuyến tham quan các di tích lịch sử, nhằm hưởng ứng chiến dịch mang tên "Hãy mở to mắt!" do Bộ Giáo dục khởi xướng, góp phần giúp học sinh khám phá các di sản ở địa phương, nâng cao tình yêu và nhận thức của các em trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản một cách bền vững.

Nước Pháp hiện có hơn 45.000 di tích lịch sử được bảo vệ trong đó khoảng 13.500 di tích đã được công nhận cấp quốc gia.

Hơn 44% trong số này thuộc sở hữu tư nhân, khoảng 41% thuộc về các tỉnh, thành phố và chỉ 4% thuộc về nhà nước.

Về quy mô quốc tế, Pháp hiện có gần 50 di sản được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận, đứng thứ 5 trong số các nước có số lượng di sản quốc tế nhiều nhất thế giới, sau Italy, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Đức.

Những ngày di sản châu Âu không chỉ mang ý nghĩa của một hoạt động văn hóa, mà còn góp phần tăng cường sự gắn kết giữa con người và di sản, giáo dục và nâng cao ý thức của các thế hệ đặc biệt là giới trẻ trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản vật thể và phi vật thể do cha ông để lại.

Chính ý nghĩa to lớn này đã tạo nên sự hấp dẫn của Những ngày di sản châu Âu trong suốt 40 năm qua, thu hút khoảng 12 triệu lượt khách tham quan mỗi năm trên khắp nước Pháp vào dịp này.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Chính thức mở cửa Học viện WHO tại Pháp:
Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu

Hãng Thông tấn The Jakarta Post ngày 19/12 đưa tin, Học viện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại thành phố Lyon, Pháp vừa chính thức mở cửa. Học viện sẽ góp phần đào tạo lực lượng lao động y tế tốt hơn trên toàn thế giới, thông qua chương trình đào tạo trọn đời mạnh mẽ nhất từng được thiết kế trong lĩnh vực y tế công cộng.

Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung đã có những chia sẻ thú vị với Thừa Thiên Huế Cuối tuần về hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản để góp phần đưa Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Return to top