Thế giới

Nhật Bản tăng cường hỗ trợ các nước châu Á phát triển điện khí

ClockThứ Ba, 23/02/2021 16:04
TTH.VN - Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ các nước châu Á chuyển từ việc sử dụng than đá sang khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) để sản xuất điện nhằm giảm lượng khí thải carbon, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp nước này cho biết.

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ thời Biden sẽ trở lại trục châu ÁChâu Á: Thời tiết giá rét khiến giá năng lượng tăng vọtCần số hóa và cải cách kinh doanh nhiều hơn ở khu vực châu ÁThị trường châu Á - Thái Bình Dương khởi sắc hơn trong sáu tháng tớiADB công bố báo cáo thống kê mới nhất cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Nhật Bản kỳ vọng các nước châu Á phát triển thị trường LNG phong phú, đáp ứng nhu cầu cho ngành sản xuất điện của nước này. Ảnh minh họa: TTXVN

Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã tăng gấp đôi ngân sách cho quỹ sáng kiến đầu tư công-tư lên 20 tỷ USD vào năm 2019 để giúp các nước châu Á phát triển các hoạt động khai thác và sản xuất loại khí thiên nhiên này như xây dựng các bến cảng, bể chứa và các cơ sở khác cần thiết cho các hoạt động xuất khẩu LNG.

Nhật Bản cũng kỳ vọng nhu cầu sử dụng LNG thay vì than đá để sản xuất điện của các nước trong khu vực sẽ tăng lên, góp phần đa dạng hóa nguồn cung hơn để đáp ứng nhu cầu của một quốc gia tiêu thụ LNG lớn nhất thế giới này, với gần 40% tổng sản lượng điện được sản xuất từ nguồn nhiên liệu này.

Hiện nay, than đá vẫn là nguồn nhiên liệu chính cho các nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng ở Đông Nam Á, chẳng hạn như Indonesia và Việt Nam, do chi phí thấp. Nhưng LNG chỉ tạo ra khoảng một nửa lượng khí thải carbon dioxide mà than tạo ra khi được đốt để phát điện.

Nếu bảy quốc gia châu Á - Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Thái Lan và Myanmar - chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện sang sử dụng khí hóa lỏng thay vì than, lượng khí thải carbon dioxide sẽ giảm khoảng 864 triệu tấn, tương đương 71% lượng khí thải hằng năm của Nhật Bản, theo số liệu của Bộ Công nghiệp. Đồng thời, sự thay đổi như vậy sẽ tạo ra sự gia tăng nhu cầu về LNG trong khu vực lên 166 triệu tấn/năm, gấp đôi lượng nhập khẩu hàng năm của Nhật Bản.

Nhập khẩu LNG của Nhật Bản tăng mạnh trong bối cảnh nước này dừng sản xuất điện hạt nhân sau cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima Daiichi, gây ra bởi trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở phía đông bắc vào tháng 3/2011.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Kyodo News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Return to top