Thế giới

Nhật Bản: Tác dụng phụ của vaccine COVID-19 ở trẻ em nhẹ hơn người lớn

ClockChủ Nhật, 12/06/2022 17:22
TTH.VN - Một cuộc khảo sát của Bộ Y tế Nhật Bản cho thấy, trẻ em trong nhóm tuổi từ 5-11 tuổi có tỷ lệ bị sốt thấp hơn so với người trưởng thành sau khi được tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 2.

Anh tiêm vaccine ngừa COVID-19 liều thấp cho trẻ từ 5-11 tuổiMỹ: Trẻ dưới 5 tuổi sẽ được tiêm vaccine COVID-19 sớm nhất vào ngày 21/2

Nhật Bản đã bắt đầu triển khai tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi hồi tháng 2 vừa qua. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Theo một nghiên cứu vừa được công bố, 11,3% trẻ em trong nhóm tuổi nói trên đã bị sốt từ 37,5 độ C trở lên sau khi được tiêm mũi thứ 2 vaccine ngừa COVID-19 của Hãng dược phẩm Pfizer, so với tỷ lệ bị sốt ở mức 38,1% của những người từ 20 tuổi trở lên.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu do ông Suminobu Ito, giáo sư tại Đại học Juntendo ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản) dẫn đầu đã tiến hành nghiên cứu trên 106 trẻ em từ 5-11 tuổi, đây là những trẻ đã được tiêm mũi thứ 2 của vaccine Pfizer, loại vaccine duy nhất được cấp phép sử dụng dành cho đối tượng trẻ em trong nhóm tuổi này ở Nhật Bản.

Trong đó, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện rằng, 22,6% trẻ em đã cảm thấy mệt, và 14,5% trẻ em bị đau đầu, đây là những con số thấp hơn nhiều so với tỷ lệ lần lượt là 68,8% và 53,1% ở người trưởng thành. Ngoài ra, không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được quan sát thấy ở những trẻ em này.

Hồi tháng 2 năm nay, Nhật Bản đã bắt đầu triển khai sử dụng vaccine Pfizer cho trẻ em trong nhóm tuổi 5-11 tuổi, với liều lượng bằng 1/3 so với liều dùng dành cho trẻ em trên 12 tuổi.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Return to top