Thế giới

Nhật Bản sẽ mở rộng các vườn quốc gia để bảo tồn đa dạng sinh học

ClockThứ Hai, 09/05/2022 15:02
TTH.VN - Theo Tờ The Japan Times, Bộ Môi trường Nhật Bản đang có kế hoạch tăng cường các vườn quốc gia và các quốc lập vườn quốc gia (khu bảo tồn được coi như vườn quốc gia) của nước này, nhằm tăng cường nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học.

ASEAN cần bảo tồn đa dạng sinh họcIPCC: Đông Nam Á nằm trong số các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu

Bảo tồn ít nhất 30% diện tích đất và đại dương là cách quan trọng nhằm giải quyết tình trạng mất đa dạng sinh học toàn cầu. Ảnh minh họa: TTXVN

Động thái này phù hợp với mục tiêu của thế giới là bảo tồn ít nhất 30% diện tích đất và đại dương vào năm 2030. Trước đó hồi năm 2021, Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhất trí về mục tiêu này.

Hiện tại, Nhật Bản bảo vệ khoảng 20,5% diện tích đất và 13,3% diện tích đại dương, bằng cách chỉ định các khu vực như vườn quốc gia hoặc các quốc lập vườn quốc gia, trong số những biện pháp khác nhau. Để đạt được mục tiêu 30%, Bộ Môi trường Nhật Bản có kế hoạch mở rộng các vườn hiện tại, trong khi phát hiện những khu vực cần được bảo vệ, và chỉ định mới những khu vực này là vườn quốc gia hoặc quốc lập vườn quốc gia.

Được biết, các vườn quốc gia tại Nhật Bản do Bộ Môi trường nước này quản lý, trong khi các chính quyền cấp tỉnh sẽ quản lý những quốc lập vườn quốc gia. Hiện tại, có 34 vườn quốc gia và 58 quốc lập vườn quốc gia trên khắp Nhật Bản.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng
Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế

Huế từ hôm nay, ngày 1/1/2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam và được xem là “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ là đô thị di sản đẳng cấp của Việt Nam, Huế còn được các tổ chức thế giới đánh giá cao trong công cuộc bảo tồn những giá trị ngàn xưa để lại và được phát huy giá trị một cách hiệu quả với những đặc thù, riêng biệt.

Đô thị di sản và hướng đi riêng có của Huế
Return to top