Thế giới

Nhật Bản lần đầu tiên ghi nhận hơn 200.000 ca nhiễm COVID-19 hàng ngày

ClockChủ Nhật, 24/07/2022 15:17
TTH.VN - Lần đầu tiên, số ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày của Nhật Bản đã vượt mức 200.000 ca, theo số liệu thống kê các ca nhiễm mới được báo cáo ngày 23/7 (giờ địa phương).

Châu Á-Thái Bình Dương lại đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới của COVID-19WHO: COVID-19 vẫn là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu

Người dân đeo khẩu trang nhằm phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Số liệu nói trên cũng đánh dấu ngày thứ 4 liên tiếp Nhật Bản ghi nhận mức ca nhiễm kỷ lục, trong làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 7 ở quốc gia này.

Cụ thể, tổng số ca nhiễm mới hàng ngày trên khắp Nhật Bản được báo cáo ở mức 200.975 ca nhiễm, gần gấp đôi so với mức đỉnh dịch của làn sóng lây nhiễm thứ 6, trước đó đã được ghi nhận ở mức khoảng 104.000 ca nhiễm vào ngày 3/2 năm nay. Đáng chú ý, đợt gia tăng mới nhất về số ca nhiễm được thúc đẩy bởi biến thể phụ của biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao, được gọi là BA.5.

Trong đó, thủ đô Tokyo đã ghi nhận 32.698 ca nhiễm COVID-19 mới, vượt mốc 30.000 ca trong ngày thứ 3 liên tiếp, đánh dấu mức tăng hơn 13.000 ca so với một tuần trước đó. Được biết, số ca nhiễm mới hàng ngày ở mức kỷ lục đã được báo cáo tại 17 trong số 47 tỉnh của Nhật Bản, bao gồm: Kanagawa, Aichi, Osaka, Fukuoka, và Okinawa.

Mặc dù những con số chưa từng có về các ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận ở những vùng rộng lớn của đất nước, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho hay, Chính phủ của ông không xem các biện pháp kiểm soát đi lại như một cách để ngăn chặn sự lây nhiễm.

Trong một động thái liên quan, bắt đầu từ ngày 23/7, nhân viên y tế và nhân viên chăm sóc người cao tuổi ở thủ đô Tokyo sẽ được tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ 4, sau khi Chính phủ nước này mở rộng tiêu chí đủ điều kiện tiêm mũi thứ 4, nhằm đối phó với làn sóng lây nhiễm hiện nay.

Trước đó, mũi vaccine COVID-19 thứ 4 chỉ được tiêm cho những người từ 60 tuổi trở lên, và những người từ 18 - 59 tuổi có các tình trạng bệnh từ trước, được coi là những người có nguy cơ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng cao hơn khi bị nhiễm virus.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Kyodo News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Return to top