Thế giới

Nhật Bản cấm đồ chơi nam châm sau khi có trẻ em bị thủng ruột

ClockThứ Tư, 31/05/2023 14:35
Theo tờ Asahi Shimbun, bắt đầu từ tháng 6, Bộ công nghiệp Nhật Bản sẽ cấm việc sử dụng nam châm nhỏ, lực hút cao làm đồ chơi cho trẻ em. Kế hoạch được đưa ra sau một loạt vụ tai nạn nghiêm trọng được báo cáo thời gian gần đây.

'Nam bán cầu' ở G7 và tương lai thế giớiThông điệp về Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, hội nhậpHy vọng của chúng ta trong cuộc chiến với khí hậuHội nghị thượng đỉnh G7: Nhất trí tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triểnHội nghị thượng đỉnh G7 khai mạc tại Hiroshima (Nhật Bản)

leftcenterrightdel
 Đã có trường hợp trẻ em bị thủng ruột vô tình nuốt phải nam châm có kích thước tròn, nhỏ. Ảnh minh hoạ: Shutterstock

Theo cơ quan điều tra an toàn đối với người tiêu dùng của Nhật Bản, từ năm 2017-2022, nước này đã ghi nhận ít nhất 11 trường hợp trẻ em vô tình nuốt phải nam châm.

Trong đó, có một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khi trẻ em nuốt phải nhiều nam châm cùng lúc. Các viên này sau đó được chuyển đến các vùng khác nhau trong cơ thể, chẳng hạn như dạ dày và ruột non. Vì lực hút quá mạnh, các nam châm này bị kéo lại gần nhau, tạo ra các lỗ hổng trong cơ quan tiêu hóa và gây ra các vấn đề khác bên trong cơ thể. Ngoài ra, lực hút lớn cũng cản trở việc thải các viên này ra khỏi cơ thể.

Theo tiêu chuẩn mới do chính phủ đặt ra, nam châm có đường kính dưới 3,17 cm phải có lực hút đủ yếu để chúng có thể thoát ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên trong trường hợp vô tình nuốt phải.

Bà Fumiko Tanaka, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Saiseikai Yokohamashi Nanbu cho biết: "Trẻ em có xu hướng trở nên thích thú với những đồ vật sáng bóng và chúng có thể lấy nam châm trước khi người lớn kịp nhận ra. Vì vậy, nên để nam châm ngoài tầm với của trẻ".

Những quả bóng kiểu nhựa nở ra khi hút nước cũng được đưa vào danh sách các sản phẩm bị cấm. Theo tiêu chuẩn mới, những quả bóng có đường kính nhỏ hơn 3,17 cm không được giãn nở quá 50% so với kích thước ban đầu.

Theo Tuổi trẻ Online
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Theo dữ liệu vừa được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 10/1, nước này đã ghi nhận kỷ lục 64,39 bệnh nhân cúm trên mỗi phòng khám trong tuần cuối cùng của tháng 12/2024, là số ca được báo cáo cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1999.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Return to top