Thế giới

Lập kế hoạch để Đông Nam Á trở lại tốt hơn hậu đại dịch COVID-19

ClockThứ Tư, 15/09/2021 20:53
TTH - Thế giới đang ở ngã ba đường. Gần hai năm kể từ khi SARS-CoV-2 được phát hiện, đến nay, một số quốc gia trên toàn cầu đang từng bước bình thường hóa nền kinh tế, xã hội, trong khi nhiều quốc gia khác, bao gồm khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn đang tiếp tục chiến đấu với những biến thể dễ lây lan của COVID-19. Nhìn chung, sự gián đoạn kinh tế, xã hội vẫn tiếp tục diễn ra.

Đông Nam Á có đang đi đúng hướng trên đà phục hồi hậu đại dịch COVID-19?

Các nước cần phải nỗ lực hết mình để khu vực Đông Nam Á trở lại tốt hơn hậu tác động của đại dịch. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Đại dịch sẽ sớm bước sang năm thứ ba. Ngoài COVID-19,  các nước cũng phải đối mặt với một loạt các mối đe dọa cấp bách, từ các bệnh mới xuất hiện và tái xuất hiện, đến các thảm họa thiên nhiên và những hiện tượng thời tiết liên quan đến khí hậu. Cụ thể, riêng năm 2021, Ấn Độ, Indonesia và Timor-Leste đã phải gồng mình với lũ lụt. Indonesia và Nepal ứng phó với động đất. Đối với tất cả quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, điều cần thiết lúc này là tăng cường năng lực để ngăn ngừa, chuẩn bị, ứng phó, phục hồi hậu đại dịch COVID-19, hướng đến 8 chương trình ưu tiên hàng đầu và các Mục tiêu Phát triển Bền vững liên quan đến sức khỏe (SDGs).

Trước tình hình như hiện nay, để trở lại bền vững và tốt đẹp hơn, mọi quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều nhìn nhận rõ những gì cần phải được triển khai. Trong đó, hệ thống y tế có khả năng phục hồi là nền tảng của sự chuẩn bị và ứng phó khẩn cấp, đảm bảo rằng khi có biến cố xảy ra, các dịch vụ y tế thiết yếu đều có thể được duy trì.

Các nước trong khu vực nhất trí: Hành động để xây dựng lại các dịch vụ y tế thiết yếu tốt hơn không thể bị trì hoãn hơn nữa. Cụ thể, đầu tiên, các nhà lãnh đạo y tế sẽ huy động khả năng lãnh đạo và trách nhiệm giải trình giữa các ngành, thừa nhận đầy đủ về sự cần thiết trong cách tiếp cận chính sách y tế nhằm giải quyết những thách thức về xã hội, kinh tế và môi trường.

Thứ hai, cần đẩy mạnh đầu tư công cho y tế nhằm tăng cường các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ), nâng cao nguồn nhân lực y tế và tăng cường khả năng tiếp cận các sản phẩm y tế thiết yếu. Được biết, kể từ năm 2019, WHO đã chủ trương rằng các quốc gia trên toàn cầu tăng chi tiêu cho CSSKBĐ lên ít nhất 1% GDP.

Thứ ba, tích hợp tốt hơn các chiến lược khẩn cấp về y tế và quản lý rủi ro thiên tai, cũng như thúc đẩy sự sẵn sàng, khả năng ứng phó các trường hợp khẩn cấp về y tế công cộng với các dịch vụ CSSKBĐ.

Thứ tư, tận dụng tiềm năng của các hệ thống y học truyền thống, cũng như chọn lọc những đổi mới quan trọng trong công nghệ kỹ thuật số.

Thứ năm, tăng cường quan hệ đối tác là điều kiện không thể thiếu. Đại dịch COVID-19 đã chỉ ra rằng quan hệ đối tác song phương, đa phương và công tư mạnh mẽ, đáng tin cậy là rất quan trọng đối với công tác ứng phó khẩn cấp trước những thách thức, cũng như cần thiết để duy trì các dịch vụ y tế thiết yếu. Những mối quan hệ đối tác như vậy phải tiếp tục được củng cố, không chỉ để dự đoán và đáp ứng những yêu cầu mới nổi, mà còn để bổ sung và hỗ trợ cho một tầm nhìn tổng thể gắn kết, phù hợp với các mục tiêu dài hạn của cả Đông Nam Á trong tương lai.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Return to top