Thế giới

IEA nhận định nhu cầu năng lượng của khu vực Đông Nam Á

ClockThứ Tư, 30/10/2019 14:58
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 29/10 cho rằng Đông Nam Á có thể trở thành khu vực nhập khẩu ròng nhiên liệu hóa thạch trong vài năm tới, theo đó làm gia tăng gánh nặng tài chính đối với các chính phủ và tăng lượng khí thải carbon trong khu vực.

Mỹ tham vọng trở thành nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giớiThế giới khó có thể đạt được mục tiêu năng lượng toàn cầu vào năm 2030Đầu tư năng lượng toàn cầu ổn định sau 3 năm sụt giảmMỹ sẽ là nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới trong năm 2019Khí đốt tự nhiên là nguồn năng lượng lớn thứ hai thế giới vào năm 2030

IEA đưa ra nhận định trên mặc dù giới chuyên gia dự báo mức tăng nhu cầu năng lượng trong khu vực này chậm lại trong bối cảnh các nền kinh tế chuyển hướng sang sản xuất và cung cấp các dịch vụ ít sử dụng năng lượng hơn và hiệu quả cao hơn.

Đông Nam Á có thể trở thành khu vực nhập khẩu ròng nhiên liệu hóa thạch trong vài năm tới. Ảnh minh họa: TTXVN

Trong báo cáo thường niên đánh giá triển vọng năng lượng ở Đông Nam Á, IAE cho biết trong năm 2018 khu vực này nhập khẩu dầu thô ở mức ròng 4 triệu thùng/ngày, trong khi nhu cầu khí đốt tự nhiên tăng mạnh khiến lượng khí dư thừa để xuất khẩu bị sụt giảm.

Về khai thác than, sản lượng của Indonesia - nhà sản xuất hàng đầu khu vực - vẫn ở mức trên 400 triệu tấn tương đương năm ngoái, nhưng nhu cầu trong nước tăng cũng như xuất khẩu sang Trung Quốc và Ấn Độ có thể làm giảm lượng than dư thừa của Indonesia.

IEA nhận định: "Những xu hướng này cho thấy Đông Nam Á đang trở thành nhà nhập khẩu ròng nhiên liệu hóa thạch trong vài năm tới". Tổng thặng dư nguồn cung của khu vực so với mức cầu năm 2011 ở mức 120 triệu tấn dầu tương đương (mtoe - đơn vị năng lượng ước tính tương đương đốt 1 triệu tấn dầu), nhưng năm 2018 đã sụt giảm chỉ còn hơn 30 mtoe. IEA đánh giá mức độ phụ thuộc của toàn khu vực Đông Nam Á đối với nhập khẩu dầu hiện ở mức 65% và dự báo sẽ vượt quá 80% vào năm 2040.

Theo IEA, nếu không có thay đổi trong chính sách, nhu cầu năng lượng của Đông Nam Á dự kiến đến năm 2040 sẽ tăng 60%, chiếm 12% mức tăng sử dụng năng lượng toàn cầu trong khi nền kinh tế của khu vực này tăng trưởng gấp đôi.

Nhu cầu dầu mỏ ở Đông Nam Á sẽ vượt ngưỡng 9 triệu thùng/ngày vào năm 2040, so với mức hơn 6,5 triệu thùng/ngày hiện nay. Nhu cầu về điện năng của khu vực Đông Nam Á tăng trung bình 6%/năm và là khu vực có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới, mặc dù vẫn còn khoảng 45 triệu người sống trong cảnh thiếu điện sinh hoạt.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Return to top