Thế giới
NGÂN HÀNG THẾ GIỚI:

Hậu suy thoái, kinh tế toàn cầu phục hồi mạnh nhất trong 80 năm

ClockChủ Nhật, 13/06/2021 07:17

Ngân hàng ở Đông Nam Á có vị thế tốt hơn so với các khu vực khácWB: Nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4% trong năm nay

Kinh tế thế giới dự báo phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 nhưng diễn ra không đồng đều. Ảnh: AFP/TTXVN

Tín hiệu vui

Trong báo cáo mới nhất vừa được công bố ngày 8/6, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, nền kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi với tốc độ nhanh nhất sau suy thoái trong vòng 80 năm qua, nhờ vào sự xuất hiện của vaccine ngừa COVID-19 và những nỗ lực phân phối, tiêm chủng quy mô lớn ở nhiều quốc gia.

Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu 6 tháng đầu năm 2021 của Ngân hàng Thế giới nêu rõ tăng trưởng toàn cầu trong năm nay dự báo sẽ đạt 5,6%, tăng so với mức dự báo 4,1% được đưa ra hồi tháng 1/2021. Để so sánh, GDP toàn cầu năm 2020 đã giảm 3,5%, khi các nền kinh tế trên toàn thế giới gần như bế tắc trong việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.

Theo Ngân hàng Thế giới, mức tăng trưởng dự kiến ​​sẽ khiến năm nay trở thành năm mở rộng kinh tế nhanh nhất kể từ năm 1973 (tăng trưởng 6,6%), được thúc đẩy bởi tăng trưởng của một số nền kinh tế lớn có tốc độ tiêm chủng nhanh chóng, cho phép họ sớm mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế. Điển hình như Mỹ và Trung Quốc, hai cường quốc dự kiến ​​sẽ đóng góp hơn 1/4 tăng trưởng toàn cầu trong năm 2021, với mức đóng góp của Mỹ gần gấp 3 lần mức trung bình của giai đoạn 2015-2019.

Tuy nhiên, sự phục hồi này diễn ra không đồng đều. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass cho biết “dù đã có những tín hiệu đáng hoan nghênh về sự phục hồi toàn cầu, đại dịch vẫn tiếp tục gây ra tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng cho người dân tại các quốc gia đang phát triển”. Theo ông, cần có những nỗ lực phối hợp toàn cầu để đẩy nhanh hoạt động phân phối vaccine và xóa nợ, nhất là đối với những quốc gia thu nhập thấp.

Vẫn còn nhiều rủi ro

Thực tế, trong báo cáo của mình, Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo về mối đe dọa ngày càng tăng của một sự phục hồi bất bình đẳng nghiêm trọng: mặc dù kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 6,8% trong năm nay - mức mạnh nhất trong nhiều năm - và nền kinh tế Trung Quốc đạt 8,5%, thì Ngân hàng Thế giới chỉ dự báo mức tăng trưởng 2,9% đối với các nước thu nhập thấp – là tốc độ chậm nhất trong 2 thập kỷ qua và giảm so với mức dự báo 3,4% đưa ra hồi tháng 1, do không được tiếp cận với đầy đủ với vaccine ngừa COVID-19.

Theo các nhà kinh tế học, tiến độ tiêm chủng là yếu tố chính đằng sau các sửa đổi dự báo ngắn hạn của Ngân hàng Thế giới. Rõ ràng tiến độ tiêm chủng nhanh chóng đã góp phần nâng cấp dự báo ở nhiều quốc gia, nhưng chỉ tập trung chủ yếu ở các nền kinh tế tiên tiến. Trong khi đó đối với nhiều quốc gia mới nổi, sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 và việc tiêm chủng hạn chế đã góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng.

Ngoài ra, báo cáo nêu rõ rằng “ở các quốc gia có thu nhập thấp, ảnh hưởng của đại dịch đang đảo ngược những thành quả trước đó trong việc xóa đói giảm nghèo và làm gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực, bên cạnh những thách thức lâu dài khác”. Theo báo cáo, các nỗ lực giảm giá lương thực thông qua trợ cấp hoặc kiểm soát xuất khẩu có nguy cơ khiến giá lương thực toàn cầu tăng cao hơn, từ đó gây áp lực lạm phát cho các nước thu nhập thấp trong thời gian tới, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực và đe dọa gia tăng nghèo đói.

Ngân hàng Thế giới cũng cho rằng, triển vọng toàn cầu vẫn còn nhiều bất định, với những rủi ro lớn quanh đường đi của đại dịch và nguy cơ căng thẳng tài chính trong bối cảnh gánh nặng nợ gia tăng. Đồng thời, sự phục hồi toàn cầu có thể chững lại một khi các chính sách hỗ trợ chấm dứt, đặc biệt là nếu đại dịch vẫn cứ tiếp diễn. Áp lực lạm phát kéo dài có thể khiến các điều kiện tài chính giảm sút nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ nợ nần cao.

Trong hoàn cảnh đó, hoạt động ở cả các nền kinh tế tiên tiến, mới nổi và đang phát triển có thể làm chậm tăng trưởng toàn cầu xuống 2,7% vào năm 2022 và 2,1% vào năm 2023. Khi đó, tăng trưởng sẽ ngang bằng với mức phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009.

Mặt khác, sự phục hồi toàn cầu có thể mạnh hơn dự kiến ​​nếu tốc độ tăng trưởng năm 2021 tích cực, cùng với việc phân phối vaccine nhanh hơn và công bằng hơn trên toàn thế giới.

Do vậy, theo Ngân hàng Thế giới, việc tiếp cận với vaccine vẫn là mối quan tâm lớn ở nhiều quốc gia, nhất là các nước thu nhập thấp. Cho đến khi đại dịch được kiểm soát trên toàn cầu, các nhà hoạch định chính sách cần phải cân bằng nhu cầu hỗ trợ phục hồi trong khi vẫn ổn định giá cả và đảm bảo tài khóa bền vững. Ngoài ra, cũng cần phải có những cải cách nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi xanh, bền vững và bao trùm để giải quyết những thách thức kép do những vết sẹo lâu dài của đại dịch và tác động liên tục của biến đổi khí hậu.

TỐ QUYÊN

(Tổng hợp & lược dịch từ Bloomberg, Foxnews & The Guardian)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top